Vơ
Huy Tấn
Đời Tây Sơn, ngoài những tay danh tướng như Đại Tư Mă Ngô Văn Sở, Nội Hầu Phan
Văn Lân, Đại Đô Đốc Lộc và Đô Đốc Nguyễn Văn Tuyết, c̣n có nhiều tay văn học,
như Ngô Thời Nhậm, Phan Huy Ích và Vơ Huy Tấn, v...v...nữa. Những
nhà văn nầy đă
từng đóng những vai quan trọng ở đời bây giờ: hoặc giữ việc từ lệnh giao thiệp
với nhà Thanh, hoặc cầm cờ tiết đi sứ Tàu, hoặc lấy tài học mà góp vào công cuộc
văn trị trong nước.
Vơ Huy Tấn là một trong đám văn thần có danh tiếng ở
triều Quang Trung.
TIỂU SỬ VƠ HUY TẤN
Quán làng Mộ Trạch, Tổng Tuyển Cử, Huyện B́nh Giang, Tỉnh Hải Dương, Vơ vẫn được
đương thời tôn xưng là Quan Thượng Đăi Chiếu.
Đầu xuân Kỷ Dậu (1789) trong lúc Vua Quang Trung đánh phá giặc Thanh ở
Hà Nội (thuộc huyện Thượng Phúc, Hà Đông) và Ngọc Bồi (thuộc Huyện Thanh Tŕ, Hà Đông)
th́ Vơ Huy Tấn đương ẩn tích nơi hương thôn.
Sau khi Tôn Sĩ Nghị đă nheo nhóc trốn về, Việt Nam đă hát bài khải ca
hùng tráng. Vơ th́nh ĺnh được tin có mệnh lệnh Vua Quang Trung vời ra, nhưng Vơ
muốn làm dật dân ở đời bấy giờ, nên mới lánh đi ở tại một làng bên cạnh.
Sau v́ thấy nhà Vua sai người lùng t́m riết quá, lại bắt cha Vơ là Huy Đ́nh, để
ép Vơ ra, Vơ đành phải theo triệu thư mà trảy lên Kinh, nhằm ngày 24 tháng Giêng
năm Kỷ Dậu.
Lúc tới Kinh vào yết kiến, vừa gặp lúc nhà Thanh bên Tàu có thư sang, Vơ liền
được cử đi sứ.
Sau khi cố từ không được, Vơ liền phải lên đường đi sứ Tàu ngay bữa ấy.
Ngày mồng hai tháng hai, Vơ trẩy tới của quan trên Lạng Sơn, phải thư từ đi lại
và thù ứng giao thiệp với các nhà đương đạo ở biên thùy đất Tàu.
Ṛng rả vài tháng, mới đến Kinh đô nhà Thanh vào triều Vua Kiền Long. Chuyến nầy
Vơ đi với cháu Vua Quang Trung là Nguyễn Quang Hiển, tức là chuyến sau trận Đống
Đa, trận Vua Quang Trung quét sạch 20 vạn quân Tôn Sĩ Nghị giữa ngày
mồng năm
tết, năm Kỷ Dậu. (Coi Đại Nam Chính Biên liệt truyện sơ tập, quyển 30, tờ 37-b)
Sau khi đă về nước, lại có mệnh nhà Vua sai đi sứ Tàu. Từ chối măi không xong,
Vơ lại phải đóng vai sứ thần lần nữa. Nhưng trước khi đi, Vơ xin phép về nhà
thăm cha mẹ.
Trước ngày 30 (hối tiền) tháng tư, Vơ về đến quê nhà, là làng Mộ Trạch: nói với
cha mẹ về việc lại phải đi sứ.
Sau tết mồng năm tháng năm (Đoan Dương Hậu) Vơ cầm cờ tiết lên đường.
Cùng đi với Vơ chuyến này có Ngô Văn Sở, Đặng Văn Chân, Phan Huy Ích, Vơ Danh
Tiêu, Nguyễn Tiến Lộc và Đỗ Văn Công.
Sứ bộ ấy gồm có đủ những tay vơ lực văn mô cùng pḥ giả vương Phạm Công Trị sang
Thanh triều cận.
Ngoài đồ cống theo lệ thường, sứ bộ giờ c̣n đem theo hai thớt voi đực nữa. Nhưng
chỉ v́ hai thớt voi ấy, người Thanh phải một phen vất vả khổ sở suốt dọc đường.
Ngày 25 tháng 5, Vơ cùng với các bạn đồng hành lại lên đến cửa Nam Quan. Rồi do
đường bộ từ Quảng Tây, Hồ Quảng, Hà Nam và Trực Lộ mà tiến đến Nhiệt Hà.
Trước tết Trung thu hai ngày, nghĩa là ngày 12 tháng tám, sứ bộ vào hành cung ở
Nhiệt Hà mừng thọ bát tuần Vua Thanh.
Bấy giờ Vua Thanh Cao Tông, thấy bọn Tổng Đốc Lưỡng Quảng Tôn Sĩ Nghị đă xiểng
liểng thua, nhục nhă chạy về, th́ hết sức ch́u đăi sứ bộ ta để mong làm đẹp ḷng
khách chiến thắng, nên từ sự đón tiếp cung phụng đến tiễn tặng sứ bộ, nhứt nhứt
đều đặc cách khác thường cả.
Khi ở hành cung Nhiệt Hà, Vua Thanh có ban tặng một bài thơ, trong có hai câu tỏ
rơ được thâm ư người Thanh bấy giờ đă xoay ṃi chính sách đối ngoại: chán bỏ nhà
Lê, hướng về nhà Tây Sơn:
"Vô nại phục Lê, Lê yếm đức,
Phiên giao Phong Nguyễn, Nguyễn thâu thành". (Nguyễn đây là Nguyễn Tây Sơn)
Ư nói nhà Thanh muốn khôi phục cho nhà Lê, song ngại v́ cái đức nhà Lê đă bị
Trời chán ghét, dân không theo, nên lại phải phong cho nhà Nguyễn Tây Sơn, v́
nhà Nguyễn Tây Sơn đă tỏ ḷng thành đối với Tàu.
Thâm tâm người Thanh đă quyết định xếp đặt như vậy, thế mà Vua tôi Lê Chiêu
Thống c̣n cứ mơ hồ, thảo nào chỉ chác lấy những "miếng" lừa gạt, rồi rút cục đi
đến con đường bại vong.
Để họa lại bài thơ trên của Vua Thanh, Vơ có làm một bài đầy giọng ngoại giao
dưới cái đầu đề: "Nhiệt Hà hành cung khâm họa ngự chế thi vận."
Khi giao thiệp xong, Vơ cùng sứ bộ trở về với bao vinh dự: không kể giả vương
Phạm Công Trị được tặng áo, mũ, cân đai, đồ dùng, một vạn lạng bạc, chân dung
Vua Thanh, đồ trân ngoạn thượng phương, thơ tự làm và chữ thủ bút của Vua Thanh
Cao Tông, riêng Vơ Huy Tấn cũng được tặng nhiều vật kỷ niệm như bút long chương,
mũ, áo tam phẩm, v...v...(Đại Nam chính biên liệt truyện sơ tập, quyển 30, tờ
39-b Muốn biết kỷ hơn về việc nhà Thanh ưu đăi sứ bộ Việt Nam, nên khảo ở Bộ Đại
Thanh thực lục những quyển I 347, I 348, v.v.)
Lại do đường bộ quay về. Đến tỉnh thành Quế
Lâm (Quảng Tây) th́ đi thuyền xuôi
xuống Ngô Châu phủ (thuộc Quảng Tây) bây giờ đă là ngày rằm tháng
11.
Về chuyến phái bộ đi sứ nầy, Đại Nam chính biên liệt truyện sơ tập đă phải chép
bằng một giọng trầm trồ nhưng kín đáo: "Vua Thanh muốn nêu rệt một cách khác
thường, ban tặng và thưởng tưởng rất đầm đề đầm thắm." Lại chép về việc nhà
Thanh cung ứng và đón tiếp sứ bộ với vẻ rộn rịp, lăng xăng và săn sóc, bằng nét
bút vắn tắt, nhưng cũng đủ được h́nh dung được cái oai thanh của phái bộ Việt
Nam hồi đó: "Sứ giả (của nhà Thanh) tấp nập ở ngoài đường" (quyển 30, tờ 30)
Đó là Vơ Huy Tấn nhờ cái chiến công oanh liệt hiển hách của Vua Quang Trung làm
phương tiện dọn đường và binh hùng, tướng mạnh, gươm bén, súng rồng của Tây Sơn
làm hậu thuẫn, nên dễ chiến thắng Măn Thanh về mặt ngoại giao cũng như nhà Vua
đă chiến thắng họ về mặt quân sự.
Hồi năm Kỷ Dậu (1789), Vơ mới 40 tuổi, ra giúp nhà Tây Sơn, cùng các bạn Ngô
Thời Nhậm (người làng Tó, Hà Đông) Phan Huy Ích (người làng Thầy, Sơn Tây) gánh
cái trọng trách ngoại giao cố khuôn xếp điều đ́nh với Măn Thanh: đem ngọc lụa
đẹp can qua để gở cho nhân dân tạm thoát ṿng ngoại hoạn thứ hai mà được nghỉ
sức đôi chút. Rồi về vài năm nữa, gây đủ oai lực tinh nhuệ --theo lời Vua Quang
Trung đă tuyên bố -- sẽ chỉ "nói chuyện" với tuyền bằng gươm súng mà đ̣i lấy
phần đất đă mất vào hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây. Bấy giờ họ Vơ không phải
tần phiền đi sứ với những vẻ cung kính e dè nữa.
Nhưng trước khi kế hoạch năm năm ấy chưa thành tựu, Việt Nam c̣n cần phải có
những tay văn học, kiêm ngoại giao, như Vơ Huy Tấn để bảy lần lên gơ cửa ải Nam
Quan, về việc làm ḥa với Măn chính phủ. (Vi thần thất độ khấu Nam Quan)
Vơ rất được Vua Quang Trung sủng ái. Chẳng thế, người ta tương truyền rằng, mỗi
khi đoàn ngự trẩy đi, nhà Vua cởi voi đi trước, rồi đến Vơ Huy Tấn đường hoàng
trên ḿnh, voi đi sau, tỏ ra một tay văn thần không mấy lúc ĺa rời tả hữu một
vị anh hùng cái thế.
Tôi lại được ông bạn ở làng Mộ Trạch kể chuyện rằng: Vua Quang Trung rất yêu
đương gần gũi với Vơ, lắm lúc cao hứng, nhà Vua thường vuốt bộ râu dài và đẹp
của Vơ, để tỏ ư quí hóa, thân mật vỗ về.
Vơ là bạn bút nghiên hàng 20 năm trời với Phan Huy Ích, Lại Bộ Thượng Thư triều
Quang Trung. Vơ lại đỗ giải nguyên cùng khoa với Phan, nên t́nh nghĩa hai nhà
đối với nhau rất mặn mà khắn khít.
Ông bạn tôi lại nói: Khi Vua Gia Long (1802-1819) lên ngôi, Vơ đă chết cách
thiện chung từ trước, nên khỏi phải chung một số phân với Ngô Thời Nhậm.
Một kỳ sau, tôi sẻ nói đến tập Hoa Tŕnh Tùy Bút cũa Vơ.
Hoa Bằng
(Trích ở Tạp Chí TRI-TÂN, số 36: 25 Fevriér 1942)
|