Author
|
Topic: Tự học Đệm Guitar (Read 7634 times) |
|
VoTaHan
Special-Guest
VIM_Senior
Gender:
Posts: 160
Profile |
WWW | |
IM |
Các bạn mến
Trong mấy tháng qua, rất nhiều bạn đă email
hỏi tôi về cách đệm nhạc Việt Nam. Tôi có
hứa là sẽ trả lời và hôm nay nhân ngày cuối
tuần được rảnh rỗi, tôi xin bắt đầu môt mục
mới , viết một loạt bài về chủ đề đệm đàn
**********
V́ tŕnh độ đàn guitar và căn bản lư thuyết
âm nhạc của mọi người đều khác nhau, viết
một bài chỉ dẫn tổng thể trên web thích hợp
cho tất cả mọi người là điều không dễ. Do
đó tôi sẽ tŕnh bày 1 cái sườn (framework)
rồi từ đó tùy tŕnh độ của ḿnh mà mọi người
sẽ đặt thêm câu hỏi và trao đổi kinh nghiệm
nhé.
**********
Trước hết nh́n vào 1 bản nhạc th́ có hai
trường hợp hoặc bài ấy đă có ghi sẵn các hợp
âm (chords) cho guitar, hoặc không ghi hợp
âm nào cả. Nếu có ghi sẵn hợp âm th́ tốt,
v́ vấn đề cho bàn tay trái đă được giải
quyết xong và bạn chỉ c̣n cần t́m cách sao
để chạy các ngón tay phải. Tuy nhiên thông
thường th́ các bản nhạc Việt không ghi kèm
các hợp âm, và rất nhiều trường hợp có ghi
hợp âm, nhưng nghe không xuôi tai cho lắm!
Do đó trước ghi sử dụng đến cây đàn, có lẽ
việc đầu tiên mà các bạn cần nắm vững là
biết cách t́m các hợp âm dùng trong bài .
Các vấn đề của bàn tay trái gồm 3 bài sau
đây :
************************************************
Bài 1 : T́m chủ âm của bài nhạc
Hăy nh́n vào bộ khóa ở đầu bài nhạc, ta sẽ
thấy có 3 trường hợp xảy ra
a) Bộ khóa không có dấu thăng giảm :
Chủ âm của bài có thể là Do trưởng (C) hay
La thứ (Am)
b) Bộ khóa có dấu thăng : Từ dấu thăng
cuối cùng, cọng thêm nửa cung th́ sẽ có tên
chủ âm trưởng, rồi từ đó đếm xuống 2 nốt sẽ
có tên âm giai tương ứng là chủ âm thứ
c) Bộ khóa có dấu giảm : Nếu có 1 dấu
giảm (Bb) th́ chủ âm của bài có thể là Fa
trưởng (F) hay Re thứ (Dm) . Nếu có hơn 1
dấu giảm, th́ dấu giảm ngay trước dấu giảm
cuối sẽ là tên của chủ âm trưởng và sau đó
đếm xuống 2 nốt sẽ có tên của chủ âm ở cung
thứ
Tại sao lại chưa rơ là chủ âm ở cung trưởng
hay thứ ngay như thế ? Hăy tưởng tượng việc
t́m chủ âm 1 bài nhạc mới cũng như bạn đang
đứng trước một căn nhà lạ. Bạn gơ cửa nhưng
không biết người chủ gia đ́nh ra mở cửa là
người cha (trưởng) hay mẹ (thứ)
Bài tập:
a) Bộ khóa có 3 dấu thăng : 3 dấu
thăng này theo thứ tự là Fa, Do, Sol. Dấu
thăng cuối cùng là Sol (G) , vậy th́ bài này
có thể ở chủ âm (Sol # cọng ½ cung là La )
La trưởng (A). Ông cha tên là La (A) th́ bà
mẹ (âm giai tương ứng) là ǵ? Từ La, đếm
xuống Sol, rồi xuống Fa ( F ) . Phải chăng
bà mẹ tên là Fa thứ ? Không hẳn vậy, v́ nh́n
nơi bộ khóa th́ sẽ thấy có dấu F# ngĩa là
tất cả các nốt Fa trong bài sẽ mang dấu
thăng. Do đó bài này cũng có thể thuộc chủ
âm Fa thăng thứ ( F#m )
b) Bộ khóa có 2 dấu giảm: 2 dấu giảm
này là Si (B), Mi (E). Dấu giảm trước cuối
cùng là Si (B), nên chủ âm bài này có thể là
Si giảm trưởng (Bb major) hay Sol thứ (Gm)
Đến đây th́ bạn đă t́m ra được bài nhạc này
có thể thuộc một trong 2 chủ âm. (Điều này
tương tự như biết đươc người cha (trưởng) và
người mẹ (thứ) trong gia đ́nh nhưng chưa
biết ai là người ... “cầm quyền” trong nhà ?
)
Bước kế tiếp là t́m xem chủ âm nào là chính?
Muốn vậy bạn chỉ cần nh́n vào nốt cuối
cùng trong bài nhạc, nếu nó là nốt nào trong
2 nốt này th́ đó là 6n chủ âm của bài
Thí dụ:
a) Bộ khóa có 2 dấu thăng (Fa# và Do#)
và tận cùng bằng nối Si (B) : Bài này thuộc
cung Si thứ (Bm) và âm giai tương ứng là Re
trưởng (D). Nói một cách khác, trong gia
đ́nh này th́ người vợ (Bm) cầm quyền (!) và
người chống (D) chỉ đóng vai tṛ thứ yếu.
Bài nhạc ở cung thứ thường có âm hưởng buồn
b) Bộ khóa có 3 dấu giảm (Si b, Mi b,
La b) và tận cùng bắng nốt Mi b ( Eb) : Bài
này ở cung Eb major và âm giai tương ứng là
Do thứ ( Cm ). Trong “gia đ́nh” này th́
người chồng (Eb) cầm quyền, và người vợ (Cm)
giữ vai tṛ thứ yếu. Bài nhạc ở cung trưởng
có âm hưởng vui tươi, mạnh mẽ
****************************************************
***
Bài 2: T́m các hợp âm trong bài nhạc
Thông thường th́ các bài nhạc Việt chỉ dùng
6 hợp âm chính. Thử tưởng tượng gia đ́nh
này có 4 con, 2 trai và 2 gái. Ta đă t́m
được 2 hợp âm chủ nhà rồi th́ chỉ cần t́m
thêm 4 hợp âm c̣n lại ( tên của 4 đứa con)
bằng cách áp dụng luật 1 – 4 –5 như sau:
Thí dụ như bài nhạc thuộc cung Do trưởng (C)
nghĩa là âm giai tương ứng là La thứ (Am).
Nếu người cha là Do th́ có thể t́m tên 2 đứa
con trai bắng cách dùng 5 ngón của bàn tay
trái mà đếm như sau:
Ngón cái : 1 Do - ngón trỏ 2 Re bỏ - ngón
giữa 3 Mi bỏ - ngón áp út 4 Fa OK – ngón út
5 Sol OK
Như vậy th́ bên phía cha và 2 con trai, ta
sẽ có 3 hợp âm : Do (C ), Fa (F) và Sol (G)
Qua phía người mẹ (âm giai tương ứng), tương
tự như trên ta sẽ có tên của người mẹ và 2
con gái là La thứ (Am), Re thứ (Dm) và Mi
trưởng (E).
Ai thắc mắc muốn hỏi tại sao 2 cô con gái
lại là Re thứ (mà không la Re trưởng) và Mi
trưởng (mà không là Mi thứ) th́ phải biết về
các nốt trong 1 âm giai (scale) và tên các
quăng (interval) . Trong âm giai Am th́ các
nốt là A-B-C-D-E-F-G#-A, Tên của cô con gái
thứ nhất bắt đầu ở nốt thứ 4 (đếm La Si Do
“Re” ) Hợp âm Re co 3 nốt chồng lên nhau là
Re Fa La ( D F A) và nốt Fa kho^ng có dấu
thăng . Quăng D-F là quăng 3 thứ , nên cô
con gái thứ nhất tên là Re thứ ( Dm ) .
Trong khi đó tên của cô con gái thứ hai bắt
đầu ở bậc 5 (đếm La Si Do Re “Mi”) . Chồng
3 nốt lên nhau ở Mi (E) sẽ có E – G# - B (để
ư G# trong âm giai La thứ) và v́ quăng E G#
là quăng 3 trưởng, nên cô con gái thứ hai sẽ
mang tên Mi trưởng (E )
Chưa có th́ giờ t́m hiểu sâu xa th́ nếu muốn
t́m 6 hợp âm chính cho bài nhạc chỉ cần nhớ
luật 1 – 4 – 5 , đại khái ( nên nhớ là “đại
khái” thôi) là:
a) Ba hợp âm theo chủ âm trưởng ( cha &
2 trai) : 1 – 4 –5 (tất cả đều trưởng)
b) Ba hợp âm theo chủ âm thứ (mẹ & 2
gái) : 1 thứ - 4 thứ - 5 trưởng
Thí dụ: T́m 6 hợp âm dùng trong 1 bài nhạc
có 1 dấu thăng:
a) Bài này có thể thuộc Sol trưởng (G)
hay Mi thứ (Em)
b) Dùng luật 1-4-5 theo nhánh G sẽ có 3
hợp âm G, C, D
c) Dùng luật 1-4-5 theo nhánh Em sẽ có
Em, Am, B
6 hợp âm này là G – C – D – Em –Am – B
Đây là 6 hợp âm căn bản của mỗi bài nhạc mà
người mới chơi đàn cần nắm vững. Từ những
hợp âm “gốc” này mà người ta biến báo, thêm
“mắm muối” vào thành hàng trăm, hàng ngh́n
hợp âm mà các bạn có thể thấy trong các tập
sách nhạc
Một trong những biến thể đó là loại hợp âm
7, được thành lập bằng cách đặt thêm 1 nốt
thứ tư trên 3 nốt của hợp âm căn bản (tức là
sẽ có 4 nốt ở bậc1-3-5-7) . Trong khuôn khổ
bài học t́m hợp âm theo lối “ḿ ăn liền”
này, bạn chỉ cần nhớ 1 điểm nhỏ sau đây:
Để nghe êm tai hơn, tên của người con trai
thứ hai và người con gái thứ hai ( D và B
trong thí dụ trên) có thể đổi thành hợp âm
7. Như thế là tạm thời hoàn tất việc t́m
tên 6 người trong gia đ́nh, và theo thí dụ
trên th́ 6 hợp âm này sẽ là:
G – C – D7 – Em – Am –B7
*******************************************************
*
Bài 3 : Đặt các hợp âm vào bài nhạc:
Biết được 6 hợp âm chính dùng trong bài rồi,
câu hỏi kế tiếp là làm sao biết khi nào th́
đổi hợp âm? Có mấy luật căn bản sau đây :
1) Thông thường với các bài nhạc Việt
th́ mỗi ô nhịp dùng 1 hợp âm., đổi ở phách
1, đầu nhịp. Với những bài nhịp 4 th́ đôi
khi có thề dùng 2 hợp âm trong 1 ô nhịp ,
đổi ở phách 1 và 3.
2) Bài nhạc bắt đầu bằng chủ âm và kết
ở ô nhịp cuối bằng chủ âm
3) Tùy theo chủ âm nào ( trưởng hay
thứ) mà những hợp âm của phe cha hay mẹ nắm
đa số. Một bài bắt đầu ở cung La thứ (Am)
th́ hầu như 2 cô con gái ( Dm và E7) sẽ theo
sau. Mẹ và con gái hát đă đời các hợp âm
Am-Dm-E7 rồi th́ ông cha và 2 con trai ( C-
F-G7) lúc ấy mới ... có thể lên tiếng ... để
thay đổi không khí! Tuy nhiên v́ chủ âm là
La thứ nên sau đó th́ phải trở về cụm
Am-Dm-E7 để chấm dứt ở Am
Nếu nắm vững lư thuyết căn bản âm nhạc th́
chỉ cần nh́n vào các nốt trong mỗi ô nhịp là
cũng biết ngay ô nhịp ấy thuộc hợp âm ǵ?
Trong trường hợp học đệm đàn “cấp tốc” này
th́ chỉ c̣n cách là phải “ ṃ “ như sau :
1) T́m một bản ghi các hợp âm căn bản
cho guitar. Bạn không cần những quyển sách
dày cộm mà chỉ cần một trang căn bản, in vài
chục hợp âm là đủ
2) Dùng cây guitar đánh trải 6 hợp âm
trên cho thật nhuyễn và quen tai
3) Bắt đầu với chủ âm ở ô nhịp đầu
tiên, hát ô nhịp kế tiếp và so với 6 hợp âm
trên nghe xem hợp âm nào thuận tai nhất
4) Nên nhớ theo đúng 3 lời khuyên ghi ở
đầu bài 3 này và tránh đừng chuyển đổi hợp
âm lung tung.
Nói vắn tắt th́ bạn chỉ cần theo mấy luật
căn bản trong 3 bài trên đây là có thể t́m
được các hợp âm căn bản và “trị được” khoảng
... 90% những bài nhạc Việt.
Trong phần này chúng ta đă bàn về mục hợp
âm, tức là những vấn đề liên quan đến bàn
tay trái. Trong một bài tới, tôi sẽ viết
tiếp về những quy luật dành cho bàn tay phải
Thân mến
Vơ Tá Hân
|
|
Logged |
|
|
|
minhmeo
Vim-God
VIM_Senior
Gender:
Posts: 184
I Love VIM !!
Profile |
E-Mail |
IM |
Cám ơn bác Hân, bái viết này rất hay, cháu
xin có thêm một vài câu hỏi:
1 - Ngoài luật 1 - 4 - 5 như bác đă nói th́
c̣n những luật ǵ nữa ạ?
2 - Làm sao để biết hợp âm nào có những nốt
nào chồng lên nhau? (ví dụ như bác nói hợp
âm Re có 3 nốt Re Fa La)
3 - Quăng 3 thứ, 3 trưởng là ǵ? Ngoài ra
th́ c̣n những quăng nào nữa ạ?
Cháu xin cám ơn bác ạ
|
|
Logged |
|
|
|
VoTaHan
Special-Guest
VIM_Senior
Gender:
Posts: 160
Profile |
WWW | |
IM |
Ba bài học ngắn trên đây
tŕnh bày những quy luật “bỏ túi” giúp ḿnh
“đốt giai đoạn” mà t́m ra các hợp âm dùng
trong 1 bài nhạc Việt nhanh chóng.
Nếu muốn hiểu rơ thêm lư do tại sao lại có
những luật này th́ phải trở về căn bản:
1. Quăng: Hăy lấy các nốt căn bản
trong âm nhạc ra mà sắp theo thứ tự : Do –
Re – Mi – Fa – Sol –La – Si - Do ( kết bằng
Do cho trọn 8 nốt). Từ Do đến Re là quăng
2, Do đến Mi là quăng 3 … Do – Fa (4) , Do –
Sol (5). Nói chung th́ quăng là khoảng cách
giữa 2 nốt. Có nhiều loại quăng : trưởng ,
thứ, tăng, giảm, tùy thuộc vào khoảng cách
giữa 2 nốt này. Muốn biết khoảng cách th́
phải biết đơn vị gọi là “nửa cung”
2. Cung và nửa cung: Nh́n trên phím
đàn guitar, bạn để ư là từ nốt Mi lên Fa và
Si lên Do, chỉ cách nhau có 1 phím, c̣n giữa
các nốt khác th́ cách 2 phím. Một phím như
vậy xem như là khoảng cách “nửa cung” và 2
phím là “1 cung”
3. Âm giai Do trưởng: Hăy dùng cây
guitar để đàn 8 nốt Do - Re – Mi – Fa – Sol
– La –Si – Do và để ư đến khoảng cách giữa
các nốt. Ta sẽ thấy các khoảng cách như
sau: c,c,nc, c , c,c,nc hay để cho dễ nhớ
th́ đọc là : 1, 1, ½ , 1, 1, 1, ½ .
Tám nốt này có thể xem là gồm 2 nhóm 4 nốt
( Do Re Mi Fa” và “Sol La Si Do” cách nhau
bởi 1 cung ( giữa Sol và La). Mỗi nhóm 4
nốt có cấu trúc 1 1 ½ cung
4. Căn bản âm giai trưởng. Chuỗi 8 nốt
xếp theo thứ tự tên nốt liên tiếp như trên
gọi là 1 âm giai, và chuỗi 8 nốt bắt đầu từ
nốt Do nói trên nghe rất thuận tai. Người
ta dùng chuỗi 8 nốt với khoảng cách giữa các
quăng như thế ( 1 1 ½ - 1 - 1 1 ½ ) làm
mẫu của môt “âm giai trưởng”
5. Tạo 1 âm giai trưởng từ các nốt
khác: Thử tạo 1 âm giai trưởng bắt đầu từ
nốt Re. Hăy dùng cây guitar th́ sẽ thấy
ngay lập tức
a. Re – Mi : 1 cung > OK
b. Mi - Fa : nửa cung > không được,
phải tăng lên Fa# để có 1 cung
c. Fa# - Sol : nửa cung > OK
d. Sol – La : 1 cung > OK
e. La – Si : 1 cung > OK
f. Si - Do : nửa cung > không được,
phải tăng lên Do# để có 1 cung
g. Do# - Re : nửa cung > OK
6. Âm giai Re trưởng như thế sẽ mang 2
dấu thăng (ở Fa và Do) . Khi đàn 1 bài ở
cung Re trưởng th́ luôn nhớ tất cả các nốt
Fa và Do phải có dấu thăng. Cứ theo cách
trên th́ bạn sẽ t́m được bộ khóa (có mấy dấu
thăng giảm) của tất cả các âm giai trưởng
khác ( hăy ghi nhớ : 1 1 ½ 1 1 1 ½)
7. Làm sao để tạo hợp âm ? Thử dùng âm
giai Re trưởng. Trên mỗi nốt ta hăy viết
chồng lên thêm 2 nốt : Do Mi Sol, Re Fa# La,
Sol Si Re, Fa La Do#…Tập hợp 3 nốt này tạo
thành 1 “hợp âm” ( nên nhớ 2 nốt cách nhau
th́ ta vừa định nghĩa là “quăng”). Tính từ
gốc đi lên th́ hợp âm gồm có 1 quăng 3 (Re
Fa#) và 1 quăng 5 (Re La)
8. Luật 1 – 4 – 5: Khi chuyển từ hợp âm
này sang hợp âm khác cũng có những quy luật
riêng sao nghe cho hợp tai. Chuyển động căn
bản nhất là từ hợp âm 1 (chủ âm) đi qua hợp
âm ở bậc 4 rồi bậc 5. Ba hợp âm này đi với
nhau rất hợp và có rất nhiều bài nhạc từ đầu
ddến cuối chỉ cần dùng quanh quẩn 3 hợp âm
này mà thôi. Sau này khi khá hơn th́ ta sẽ
bàn thêm về những chuyển động khác
9. Quăng 3 trưởng 3 thứ là ǵ ? Ba
nốt Re Fa# La tạo thành hợp âm Re trưởng.
Hăy dể ư quăng 3 Re Fa# gồm co 2 cung và
được gọi là quăng 3 trưởng. Giờ đây nếu hạ
nốt Fa# xuống Fa (tức là chỉ c̣n 1 cung
rưỡi) th́ quăng Re Fa được gọi là quăng 3
thứ. Trên cây guitar , đàn 3 nốt Re Fa La
, th́ nghe ra có vẻ buồn (so với hợp âm Re
trưởng Re Fa# La ) Chỉ cần thay đổi cái
quăng 3 từ trưởng ra thứ ( bớt đi nửa cung)
mà cái hợp âm chuyển ngay từ vui ra buồn.
Trên đây chỉ là những lư thuyết hết sức căn
bản mà tôi thâu gọn lại. Mới học th́ sẽ
thấy rất khó hiểu , nhưng thực sự th́ không
đến nỗi nào ! Đây chỉ mới là những kiến
thức mở đầu mà thôi.
Nếu muốn có thêm vài luật “bỏ túi” để t́m
hợp âm xem có những nốt ǵ th́ tôi đề nghị
các bạn nên học thuộc ḷng 2 câu … “thần
chú” sau đây :
Fa Do Sol Re La Mi Si
và đọc ngược lại là:
Si Mi La Re Sol Do Fa
Cứ học thuộc ḷng đi rồi mai mốt tôi sẽ cho
biết cách dùng sau nhé
Vơ Tá Hân
|
|
Logged |
|
|
|
desperado
VIM_Junior Member
Gender:
Posts: 41
Profile |
E-Mail |
IM |
Bác Hân cho cháu hỏi thêm,v́
sao trong một số bản nhạc lại có dùng cả hợp
âm 6, sus, +,...? Làm cách nào để nhận biết
các dạngđảo trạng của 1 hợp âm cụ
thể nào đó ?
Cám ơn bác v́ đă dành thời gian để đào tạo
bọn trẻ như cháu ! Bài hoc của bác rất bổ
ích. |
|
Logged |
|
|
|
VoTaHan
Special-Guest
VIM_Senior
Gender:
Posts: 160
Profile |
WWW | |
IM |
Cứ dần dần rồi ḿnh sẽ bàn
đến các loại hợp âm khác, không nên vội vă.
Hiện tại tôi chỉ mới bắt đầu với 2 loại hợp
âm trưởng và thứ và kế tiếp sẽ đến aug
(augmented), dim (dimínished) rồi sẽ đến
6th, sus v.v..
Điều quan trọng là các bạn cần phải cảm nhận
được cái cảm giác mà mỗi loại hợp âm tạo ra
. Hiện tại chúng ta chỉ mới bắt đầu và thấy
rằng hễ hợp âm trưởng th́ nghe vui mà hợp âm
thứ th́ nghe buồn. Tuy nhiên như vậy th́
quá sơ sài ! Những rung động của con người
th́ không chỉ có "vui" hoặc "buồn" mà c̣n
biết bao nhiêu trạng thái khác giữa hai thái
cực này.
Biết được những loại hợp âm này cấu tạo ra
sao, gồm những nốt ǵ là chuyện dễ. Tuy
nhiên cần phải rơ là những loại hợp âm này
muốn diễn tả, hay mang lại cho ta cái cảm
giác ǵ, đó mới là cái khó.
Nắm được cái ư của mỗi hợp âm , xong th́ lại
phải bàn đến các chuyển động hoà âm, nghĩa
là từ hợp âm này đi tiếp đến hợp âm khác sao
cho êm tai. Nghe th́ phức tạp lắm nhưng
thực sự chúng ta sẽ đi qua dần dần từng bước
không khó
Nói chung th́ từ đầu bài đến nay, chúng ta
vẫn c̣n quanh quẩn ở bàn tay trái. Bạn nào
... thấm mệt th́ không cần đọc làm chi mà
chỉ cần xem tên hợp âm ghi trên ḍng nhạc là
cũng xong !
Với những bạn đă chịu khó đọc đến đây th́
tôi nghĩ rằng bạn đă có đủ kiến thức để tự
ḿnh t́m các hợp âm cho 1 bài nhạc Việt giản
dị. Tôi đề nghị các bạn thử áp dụng để t́m
các hợp âm cho bài MƯA HỒNG của Trịnh Công
Sơn, viết ở chủ âm Do trưởng .
Tôi sẽ tŕnh bày các bước phải theo trong
nay mai , tuy nhiên đề nghị các bạn nên thử
làm bài tập này trước đi
Vơ Tá Hân
TB Xin các bạn để ư đọc lại phần t́m chủ âm
1 bài nhạc có hơn 1 dấu giảm v́ có 1 lỗi nhỏ
mà tôi mới sửa lại. Xin cám ơn TTL2019 đă
email nhắc cho biết.
|
|
Logged |
|
|
|
VoTaHan
Special-Guest
VIM_Senior
Gender:
Posts: 160
Profile |
WWW | |
IM |
Sáng chủ nhật ở Singapore ... tôi viết tiếp
về bài Mưa Hồng ...
******
Bài Tập : T́m hợp âm để đệm bài MƯA HỒNG
Bài này thuộc cung Do trưởng ( chủ âm là C).
Theo nguyên tắc “ gia đ́nh 4 con ‘ và áp
dụng ... “luật gia đ́nh” 1 – 4 – 5 như đă
nói ở những bài trước, bạn sẽ t́m ra được 6
hợp âm để đệm cho những bài thuộc cung Do
trưởng ( hay La thứ ) như bài này.
Trong túi “bửu bối” của bạn sẽ có 6 hợp âm :
Do trưởng (1) – Fa trưởng (4) – Sol 7 (5)
La thứ (1) – Re thứ (4) – Mi thứ (5)
Với 6 hợp âm này (C , F , G7 , Am, Dm và Em)
bạn có thể chỉ dùng tai ḿnh nghe theo bài
nhạc mà lắp các hợp âm này vào bài. Xin
nhắc lại một vài quy luật như sau:
1. Đổi hợp âm ở phách đầu tiên, nghĩa
là nốt đầu tiên ngay sau vạch nhịp. Đây là
những chữ viết HOA trong bài
2. Hợp âm đầu tiên trong bài là chủ âm
, ở đây là Do ( C )
3. Bài nhạc tận cùng bằng cách về lại
chủ âm (C)
4. Trước khi về lại chủ âm, thường dùng
nhất là hợp âm bậc 5 ( G7)
Đại khái giản dị chỉ có vậy thôi. Bạn thử
hát bài MƯA HỒNG và cứ đến những chữ HOA là
đổi hợp âm. Không cần để ư cách đàn tay mặt
vội, chỉ cần đánh trải (arpeggio) thật nhẹ
nhàng là đủ.
************************
Trời ươm NẮNG (C) cho mây HỒNG (Am)
Mây qua MAU (F) em nghiêng SẦU (G7)
C̣n mưa XUỐNG (G7) như hôm NÀO (F)
Em đến THĂM (G7) mây âm thầm (C)
Mang gió LÊN (G7) - (G7)
Người ngồi ĐÓ (C) trông mưa NGUỒN (Am)
Ôi yêu THƯƠNG (F) nghe đă BUỒN (G7)
Ngoài kia LÁ (C) như vẫn XANH (G7)
Ngoài sông VẮNG (C) nước dâng LÊN (G7)
Hồn muôn TRÙNG (C) – (C)
Này em đă KHÓC (C) chiều mưa đỉnh CAO (Am)
- (F)
C̣n ǵ nữa ĐÂU (G7) sương mù đă LÂU (Em)
Em đi VỀ (Am) chiều mưa ướt áo (F)
Đường phượng BAY (Dm) mù không lối VÀO (Dm)
Hàng cây LÁ (G7) xanh gần với NHAU (C) -
(C)
Người ngồi XUỐNG (C) mây ngang ĐẦU (Am)
Mong em QUA (F) bao nhiêu CHIỀU (G7)
Ṿng tay ĐĂ (G7) xanh xao nhiều (F)
Ôi tháng NĂM (G7) gót chân M̉N (Am)
Trên phiếm DU ( Dm) - (G7)
Người ngồi XUỐNG (C) xin mưa ĐẦY (Am)
Trên hai VAI (F) cơn đau DÀI (G7)
Người nằm XUỐNG (C) nghe tiếng RU (G7)
Cuộc đời ĐÓ (C) có bao LÂU (G7)
Mà hững HỜ (C) - (C)
Sau khi nắm vững phần đệm căn bản này, chúng
ta sẽ có thể bàn thêm về những chỗ có thể
thay đổi hợp âm để cho bài đệm nghe
...“t́nh” hơn, cũng như cách viết câu dạo
đàn và câu kết
Vơ Tá Hân
|
|
Logged |
|
|
|
Nobita_guitar
Vim-God
VIM_King
Gender:
Posts: 732
I love guitar.
Profile | |
IM |
Bác Hân viết công thức rất dễ
hiểu và rất hay, cứ áp dụng công thức này
th́ bài ǵ cũng đệm được hết cả, các bạn có
thể để những hợp âm theo công thức trên sao
cho đúng sở thích của ḿnh, không hề phải
bắt buộc đúng nguyên bản cho lắm. Để các bạn
dễ hiểu điều này cháu xin được mạn phép tiếp
lời của bác Hân là cũng lấy mấy hợp âm của
bác cho trong công thức điền theo cách khác
cũng có thể được, để khi các bạn đệm giỏi
rồi th́ có thể để hợp âm theo tai nghe của
ḿnh theo nhiều kiểu khác nhau. Dưới đây là
thêm một ví dụ nữa. Ngoài ra các bạn cũng
theo công thức trên của bác Hân mà để theo
cách khác cũng được. Nếu như các bạn thấy
cách đó là hay theo tai nghe của ḿnh.
Trời ươm NẮNG (C) cho mây HỒNG (Am)
Mây qua MAU (F) em nghiêng SẦU (C)
C̣n mưa XUỐNG (Em) như hôm NÀO (F)
Em đến THĂM (C) mây âm thầm (Am)
Mang gió LÊN (G7) - (G7)
Người ngồi ĐÓ (C) trông mưa NGUỒN (Am)
Ôi yêu THƯƠNG (F) nghe đă BUỒN (C)
Ngoài kia LÁ (Am) như vẫn XANH (Em)
Ngoài sông VẮNG (Am) nước dâng LÊN (G7)
Hồn muôn TRÙNG (C) – (C)
Này em đă KHÓC (G7) chiều mưa đỉnh CAO (C)
- (F)
C̣n ǵ nữa ĐÂU (G7) sương mù đă LÂU (Em)
Em đi VỀ (Am) chiều mưa ướt áo (F)
Đường phượng BAY (Dm) mù không lối VÀO (F)
Hàng cây LÁ (G7) xanh gần với NHAU (C) -
(C)
Người ngồi XUỐNG (C) mây ngang ĐẦU (Am)
Mong em QUA (F) bao nhiêu CHIỀU (C)
Ṿng tay ĐĂ (Em) xanh xao nhiều (F)
Ôi tháng NĂM (C) gót chân M̉N (Am)
Trên phiếm DU ( Dm) - (G7)
Người ngồi XUỐNG (C) xin mưa ĐẦY (Am)
Trên hai VAI (F) cơn đau DÀI (C)
Người nằm XUỐNG (Am) nghe tiếng RU (Em)
Cuộc đời ĐÓ (C) có bao LÂU (G7)
Mà hững HỜ (C) - (C) |
|
Logged |
I
love guitarist Julian Bream
Ôm đàn guitar
Tấu farruca
Nhảy flamenco
Gơ tiếng bongo |
|
|
VoTaHan
Special-Guest
VIM_Senior
Gender:
Posts: 160
Profile |
WWW | |
IM |
Hoan hô bạn Nobita đă tiếp
lời cho tôi. Các bạn khác có ư kiến hay
nhận xét ǵ th́ xin hăy lên tiếng nhé.
Như Nobitar đă nhắc lại cho các bạn là với 6
hợp âm căn bản này, các bạn chỉ cần dùng tai
ḿnh để nghe và lắp các hợp âm sao để sao
nghe cho thuận tai. Tuy nhiên nên nhớ đừng
nhảy ... lung tung từ hợp âm này qua hợp âm
khác một cách ... tự do quá, v́ có nhiều
chuyển động nghe rất chỏi tai . Khi học về
ḥa âm th́ bạn sẽ biết có một số điều “cấm
kỵ”, có dịp tôi sẽ ghi ra những chi tiết này
cho ai muốn nghiên cứu sâu xa hơn
Nắm vững được bửu bối gồm 6 hợp âm căn bản
này, bạn cảm thấy an tâm bước ra sân khấu
... Chưa bắt đầu dạo đàn th́ cô ca sĩ đă
quay lại nói nhỏ rằng “ Anh ơi, cung Do
trưởng thấp quá, anh đàn cho em cao hơn, ở
cung Mi trưởng được không?”
Ngay lập tức bạn dùng “bộ luật gia đ́nh
1-4-5” và t́m ra ngay 6 hợp âm trong bài này
là : E, A,B7 và C#m, F#m và Gm . Thế nhưng
nguy quá v́ mấy cái hợp âm “quái đản” này
... chưa biết bấm ở đâu cả v́ ḿnh ... chưa
học !
Đang khi bối rối, cô ca sĩ lại thay đổi ư
kiến “ Hay là anh xuống cho em 2 tông cũng
được!” Xuống 2 tông có nghĩa là từ chủ âm
Do trưởng , hạ xuống chủ âm La trưởng (A)
Lại áp dụng “luật gia đ́nh 1-4-5”, bạn t́m
ra ngay 6 hợp âm trong gia đ́nh này là :
A,D,E7 và Fa#m, Bm, C#m ... Lại cũng khổ v́
toàn là những hợp âm lạ và trắc trở khó bấm.
Phải làm ǵ bây giờ ?
Thực sự th́ trước khi ra “chiến trường”, bạn
cần học thêm 2 chiêu sau đây th́ mới có thề
gọi là tạm đủ căn bản để đệm được các bài
nhạc cho ca sĩ hát, ở bất cứ cung nào.
Chiêu thứ nhất :
Tập thêm 1 bộ 6 hợp âm để đệm 1 bài ở chủ âm
Sol trưởng (G)
Giả thử như bài Mưa Hồng được hát ở cung
(tông , chủ âm) G th́ 6 hợp âm căn bản của
“gia đ́nh cung C” sẽ thay đổi từ: C,F,G7 –
Am,Dm.Em
ra thành
G,C,D7 – Em, Am,Bm
Đây là những thành viên trong gia đ́nh cung
Sol trưởng (G)
Để t́m bộ 6 hợp âm mới này có 2 cách, hoặc
bắt đầu từ chủ âm G mà dùng luật 1-4-5 ,
hoặc nh́n vào trang nhạc viết cho cung Do
trưởng (C) mà cứ nh́n thấy tên hợp âm nào
th́ cứ đếm lên 5 nốt ( Do thành ra Sol, Fa
thành ra Do v.v...)
Chiêu thứ hai:
Dùng cái CAPO
“Capo” là một cái kẹp đàn rất thông dụng khi
đệm đàn ( và dùng trong Flamenco guitar)
nhưng không dùng trong guitar cổ điển
Nếu muốn đệm nhạc cho ḿnh và nhất là cho
người khác hát th́ nhất định là bạn phải t́m
mua 1 cái Capo ở các tiệm nhạc.
Kẹp cái Capo từ phím 1 và nhích dần lên 6
th́ tuy vẫn đàn 6 hợp âm trong cung Do
trưởng, bạn đă có thể đệm cho casĩ hát ở các
cung từ C# (Db) đến F# trưởng hay Gb trưởng
Tương tự, nếu đàn ở cung Sol trưởng (G) và
kẹp Capo từ phím 1 đến phím 4, bạn có thể
đệm cho các bài nhạc từ cung Sol thăng
trưởng (hoặc La giảm thứ) đến Si trưởng
(Chú ư “ Dùng Capo ở phím 5 mà đàn những hợp
âm của gia đ́nh G th́ cũng tương tự như đệm
bài hát ở cung Do trưởng . Tuy nhiên các
hợp âm đàn ở vị trí này sẽ cao hơn nếu đàn
cung C không dùng Capo. Trong trường hợp có
2 guitar cùng đệm cho 1 ca sĩ th́ 1 cây đệm
ở Do trưởng không Capo , c̣n cây kia đệm ở
Sol trưởng với Capo ở bậc 5, nghe sẽ rất
hay)
Nói chung lại th́ chỉ cần nắm 6 hợp âm trong
gia đ́nh cung Do trưởng và thêm vào 3 hợp âm
mới là G, D7và Bm , tất cả là 9 hợp âm, th́
bạn có thể đệm đươc tất cả, bất chấp ca sĩ
có khó tính, thay đổi tông lên xuống thế nào
đi nữa
Trở lại hai thí dụ ở đầu bài:
1. Ca sĩ đ̣i hát Mưa Hồng ở cung Mi
trưởng >>>> Kẹp Capo ở phím 4 và đàn 6 hợp
âm của gia đ́nh Do trưởng ( mà bạn đă thuộc
ḷng, hoặc đă ghi trên giấy rồi )
2. Ca sĩ đ̣i hát Mưa Hồng ở cung A
trưởng >>>> Không thể đàn ở Do trưởng mà
kéo Capo xuống, bạn sẽ lắp Capo ở phím 2,
rồi đàn bài nhạc xem như ở cung Sol trưởng
(G). Khi thành thạo rồi , bạn có thể nh́n
vào bài nhạc đầu tiên với các hợp âm viết
cho cung Do trưởng mà trong trí lập tức đếm
lên 5 nốt. Điều này không khó, và nếu muốn
tập đọc cho nhanh th́ bạn nên chịu khó luyện
thêm một câu ... “thần chú” khác là ...
Do Mi Sol / Re Fa La /Mi Sol Si / Fa La Do /
Sol Si Re / La Do Mi, Si Re Fa
Nói chung là tập đọc các nốt trong âm giai
thành từng nhóm 1-3-5 ... cho thật nhanh
Không những “thần chú” này sẽ giúp bạn
chuyển cung (như trong thí dụ trên) mà c̣n
sẽ giúp ích rất nhiều khi xác định tên các
hợp âm
Tóm lại nếu phải đệm cho 1 ca sĩ hát đột
xuất 1 bài ở cung trưởng dầu cho không có
nhạc bản trước mặt th́ bạn có thể làm như
sau:
1. Thử dạo bài ấy ở cung Do trưởng, dạo
6 hợp âm trong “gia đ́nh C” . Nếu ca sĩ
thấy OK th́ tốt quá
2. Nếu ca sĩ cho rằng Do trưởng quá
thấp và đ̣i lên cao th́ chỉ việc dùng Capo.
Giản dị quá !
3. Nếu ca sĩ đ̣i hát thấp hơn th́
chuyển qua cung Sol trưởng , dạo 6 hợp âm
trong “gia đ́nh G” rồi dùng Capo nếu cần!
Cho đến giờ , chúng ta vẫn c̣n bàn về lư
thuyết cho bàn tay trái, nghĩa là làm sao để
t́m hợp âm cho 1 bài nhạc Việt giản dị. Có
lẽ như vậy cũng tạm đủ để bắt đầu bước qua
phần kỹ thuật căn bản cho tay mặt.
Vơ Tá Hân
|
|
Logged |
|
|
|
myngoc
VIM_Member
Posts: 4
I Love VIM !
Profile | |
IM |
Cám ơn Anh Hân, thích quá .... nhưng đau tay
quá Thầy ơi
MN |
|
Logged |
|
|
|
myngoc
VIM_Member
Posts: 4
I Love VIM !
Profile | |
IM |
on 07/26/04 at 23:59:05,
KT7 wrote:
Trời đất !!!!
Đau tay mà đi khoe với thầy
... chẳng khác nào nói là:
Thầy ơi ....
hihihhih
|
|
Biết Thầy đi xa mới dám lên tiếng
MN |
|
Logged |
|
|
|
HHMinhKhai
VIM_Member
Posts: 1
I Love VIM !
Profile |
E-Mail |
IM |
Anh Hân vui ḷng hướng dẫn
cách đệm các điệu nhạc giup em !!!
Vi dụ điệu bolero thi danh như thế nào.....
|
|
Logged |
|
|
|
vtranhoang
VIM_Member
Posts: 10
I Love VIM !
Profile | |
IM |
Em cũng dang bat' dầu ṃ mẫm
hoc về guitar , t́nh cờ vào dây thấy anh Hân
có những bài chỉ dẫn học can bản guitar rat
là hữu ich, em thích quá
tiếp theo anh có thể chỉ thêm về cách đệm
những diêu như Tango , chachacha, hay
Rhumba. vv ...Em dang rat muon hoc dệm những
dieu này, mong sự chỉ dẫn của anh
Xin cam on anh trước. |
|
Logged |
|
|
|
VoTaHan
Special-Guest
VIM_Senior
Gender:
Posts: 160
Profile |
WWW | |
IM |
Cho toi bay gio thi toi chi
moi viet nhung đieu chi dan đe giup tim hop
am cho bai nhac, nghia la chi moi bàn ve tay
trái ma thoi . Tuan nay toi đang o Vietnam
cho nen tuan sau ve lai Singapore thi toi se
viet tiep nhung bai huong dan cho tay mặt
Cu kien nhan, tap tu tu, nam vung cac bai
can ban roi thi cac ban se biet đem nhieu
the loai nhac mot cach de dang . Nen co gang
hoc tung buoc that vung chac ma khong nen "
đốt giai đoạn". Hoc đàn guitar cổ điển thi
khó chứ học đệm guitar th́ không khó lắm đâu
!
Than men
Vo Ta Han |
|
Logged |
|
|
|
destroy0012002
VIM_Member
Posts: 2
I Love VIM !
Profile |
E-Mail |
IM |
cac bac lam on chi cho chau
link cua cac dien dan ve ghi ta phim lom
voi, chau rat muon hoc dan cai luong
cam on cac bac nhieu!
|
|
Logged |
|
|
|
Nobita_guitar
Vim-God
VIM_King
Gender:
Posts: 732
I love guitar.
Profile | |
IM |
Ái già ơi! Sao lại có mục học
guitar cải lương trong này
|
|
Logged |
I
love guitarist Julian Bream
Ôm đàn guitar
Tấu farruca
Nhảy flamenco
Gơ tiếng bongo |
|
|
TTL2019
Guest
E-Mail |
on 07/30/04 at 00:06:09,
destroy0012002 wrote:
cac bac lam on chi cho chau
link cua cac dien dan ve ghi
ta phim lom voi, chau rat
muon hoc dan cai luong
cam on cac bac nhieu!
|
|
destroy0012002,
Ban thu check cai url sau day:
http://www.vphausa.org
Than men,
ML
|
|
Logged |
|
|
|
destroy0012002
VIM_Member
Posts: 2
I Love VIM !
Profile |
E-Mail |
IM |
Link trên vào hoài không được
bác ạ. Có cái nào khác khổng Chỉ giúp em
với.
Cảm ơn bác! |
|
Logged |
|
|
|
VoTaHan
Special-Guest
VIM_Senior
Gender:
Posts: 160
Profile |
WWW | |
IM |
Các bạn mến
Hôm nay tôi xin viết tiếp về 2 loại hợp âm
cho bàn tay trái để các bạn có thêm vài “bửu
bối” nữa, trước khi chuyển qua mục kỹ thuật
cho bàn tay mặt.
A. Hợp âm 7 :
Trong những bài trước các bạn đă biết dùng
luật 1-4-5 t́m 6 hợp âm căn bản để đệm các
bài nhạc Việt phổ thông. Với một bài nhạc ở
cung (chủ âm) Do trưởng (C) th́ 6 hợp âm này
là C, F, G , Am, Dm, E . Đây là những hợp
âm được tạo bởi 3 nốt ở bậc 1,3,5 ( hợp âm C
gồm có Do, Mi, Sol, hợp âm F có Fa, La, Do
v.v…) .Nay nếu thêm 1 nốt ở bậc 7 th́ ta sẽ
có 1 hợp âm tạo bởi 4 nốt, thí dụ G7 gồm
Sol, Si, Re, Fa .
Tính chất của hợp âm 7 này ra sao và khi nào
th́ ta nên mang ra dùng trong bài nhạc?
Nghe một hợp âm 7, ta sẽ có cảm giác không
thuận tai, dường như có một cái ǵ không ổn,
cần phải “giải quyết” bằng cách ngay sau đó
trở về chủ âm th́ mới êm tai.
Để đệm các bản nhạc Việt th́ các bạn chỉ cần
dùng hợp âm 7 tạo ở bậc 5 của âm giai. Thí
dụ trong bộ 6 hợp âm dùng để đệm các bài
nhạc cung Do trưởng (hay La thứ), th́ chỉ có
2 hợp âm có thể chuyển qua hợp âm 7 là Sol7
( hợp âm tạo ở bậc 5 của âm giai Do trưởng)
và E7 (hợp âm tạo ở bậc 5 của âm giai La
thứ).
Như thế th́ trong túi bửu bối để đệm nhạc
của bạn trước đây có 6 hợp âm, nay sẽ có 8
hợp âm. Với một bài nhạc cung Do trưởng
(hay La thứ) nay sẽ có C, F, G, G7 và Am,
Dm, E, E7.
Nói chung với hợp âm 7, tạm thời bạn chỉ cần
nhớ 3 điểm sau đây:
1. Chỉ dùng hợp âm 7 cho những hợp âm ở
bậc 5
2. Sau khi dùng hợp âm 7 (ở bậc 5) th́
chuyển về chủ âm. Thí dụ trong 1 bài nhạc ở
cung C, sau khi dùng G7 th́ chuyển về C (
hoặc sau E7 th́ về Am) và thường dùng cặp
hợp âm này ( G7 – C hoặc E7 – Am) ở cuối
đoạn nhạc hay cuối bài
3. Khi tạo hợp âm 7, nên nhớ là nốt ở
bậc 7 này phải cách chủ âm 1 cung . Thí dụ:
C7 gồm Do-Mi-Sol-Sib >>> chứ không phải Si
v́ Si cách Do chỉ có nửa cung .
Ghi chú: Sau này khi đi vào thể nhạc blues
th́ các bạn sẽ thấy rằng tất cả các hợp âm
căn bản đều được chuyển thành hợp âm 7 (chứ
không chỉ hạn chế ở những hợp âm bậc 5 như
đă nói trên). Hợp âm 7 là loại hợp âm rất
thông dụng trong những thể nhạc trẻ hiện đại
và có rất nhiều loại như Major 7th, Minor
7th, Minor/major 7th, Major 7th flat 5th,
Major 7th sharp 5th, 7th flat 5th,7th sharp
5th, Minor 7th flat 5th, Diminished 7th
v.v... mà chúng ta tạm thời chưa cần bàn đến
B. Hợp âm sus4:
Hôm trước có bạn hỏi về sus4 nên nhân tiện
tôi sẽ mang ra bàn ở đây luôn. Chữ “sus”
là chữ viết tắt của “suspension” nghĩa là
“treo lơ lửng”. Lấy một hợp âm 3 nốt gồm
các nốt ở bậc 1-3-5 , rồi thay v́ dùng nốt ở
bậc 3 mà chuyển thành nốt ở bậc 4 th́ có hợp
âm sus4. Thí dụ C (Do-Mi-Sol) th́ Csus4 là
Do-Fa-Sol.
Thông thường sau khi đàn 1 hợp âm sus4 th́
ngay sau đó bạn cần về lại với hợp âm gốc.
Chẳng hạn như ở cuối 1 bài nhạc cung Do
trưởng, bạn có thể đàn Csus4 rồi mới kết
thúc bằng chủ âm C.
Ngoài ra khi đệm nhạc Việt, bạn cũng có thể
dùng sus4 ở bậc 5, để thay thế cho hợp âm
bậc 5 ở cuối một phần của đoạn nhạc. Ở đây
sus4 sẽ tạo một cảm giác lơ lửng, chờ đợi
trong trí người nghe, trước khi bạn quay về
với chủ âm ở phần sau của câu nhạc. Muốn rơ
điều này, bạn có thể t́m nghe bài “Hẹn Ḥ”
của Phạm Duy mà tôi đă chuyển soạn cho
guitar (trong website
http://vota.com/nhac ). Bài này tôi
soạn ở cung Am, và đă dùng Esus4 ở cuối phần
đàn chậm, trước khi chuyển sang Am ở phần
sau là một biến khúc (variation) đàn nhanh
hơn ...
sus4 cũng như môt số những hợp âm ... “hoa
lá” khác được dùng để trang điểm thêm cho
phần ḥa âm của một bài nhạc phong phú hơn.
Trước mắt, khi mới tập đệm nhạc Việt th́
nếu không dùng những hợp âm này cũng chẳng
sao cả. Sau này khi đệm khá hơn rồi th́
chúng ta sẽ bàn thêm về những hợp âm này
Vơ Tá Hân
|
|
Logged |
|
|
|
VoTaHan
Special-Guest
VIM_Senior
Gender:
Posts: 160
Profile |
WWW | |
IM |
Kỹ thuật tay mặt
Vài điều căn bản:
Trước khi đi vào chi tiết về các thể loại
đệm tay mặt, tôi xin tŕnh bày một vài điều
căn bản nhằm mục đích giúp các bạn có 1 cái
khung (framework) để sau này có thể đệm tay
mặt cho mọi bài hát:
A. T́m xem bài nhạc thuộc nhịp ǵ ?:
Nh́n vào 1 bài nhạc, bạn sẽ thấy các ḍng
nhạc được chia thành từng “ô nhịp” , cách
nhau bởi 2 “vạch nhịp” . Trong mỗi ô nhịp
sẽ có một số nốt nhất định, được xác định ở
sau bộ khóa nơi đầu bài nhạc bởi những con
số như 2/4 , 3/4 , 6/8 v.v…
Các con số ở trên (tử số) như 2, 3, 6 v.v..
cho biết trong mỗi ô nhịp có bao nhiêu
“phách”, tức là sẽ đưa tay đánh nhịp (hoặc
lấy chân đập nhịp) bao nhiêu lần trong mỗi ô
nhịp.
Các con số ở dưới (mẫu số) như 4,8,16
v.v…cho biết mỗi lần đập nhịp như vậy (mỗi
phách) th́ có giá trị là bao nhiêu lâu. Lấy
nốt tṛn làm đơn vị và mang ra chia 2, 4, 8
sẽ thấy 1 tṛn = 2 trắng = 4 đen = 8 móc đơn
. Số 4 có nghĩa là nốt đen, và 8 là nốt
móc đơn v.v...
Như vậy, nhịp 2/4 có nghĩa là mỗi ô nhịp có
2 nốt đen , 9/8 có nghĩa là mỗi ô nhịp có 9
nốt móc đơn và 12/8 sẽ có 12 móc đơn trong 1
ô nhịp. Tuy nhiên trong thực tế th́ không
ai đập nhịp hết 6, 9, hay 12 lần trong mỗi ô
nhịp v́ như vậy sẽ … mỏi tay và rả chân lắm!
Do đó người ta chỉ lấy tay đánh nhịp 2, 3
hay 4 lần trong mỗi ô nhịp mà thôi. Những
bài nhạc có số 2,3,4 ( như 2/4 , 3/8 , 4/4
) đều thuộc loại này và được gọi chung là
“nhịp đơn”
Với những bài mà số nhịp có tử số lớn hơn
2,3 hay 4 ( như 6/8, 9/8 , 12/8) th́ đây là
những “nhịp kép”, và muốn t́m “nhịp đơn
tương ứng” th́ dùng luật “trên chia 3, dưới
chia 2” . Thí dụ, với nhịp 6 / 8 th́ 6 chia
3 bằng 2 >>> 2 phách , và 8 chia 2 bằng 4
>>> nốt đen. Bài này có 2 phách, mỗi phách
có giá trị 1 nốt “đen chấm” ( 1 đen + 1 móc
đơn hay bằng 3 nốt móc đơn) . Chỉ để ư đến
tử số th́ bài nhạc 6/8 thuộc nhịp 2, và
tương tự 9/8 thuộc nhịp 3 , 12/8 thuộc
nhịp 4 phách
Tóm tắt : Bước đầu tiên là cần t́m xem bài
nhạc (hay đoạn nhạc) thuộc nhịp 2, 3, hay 4.
B. Định số lần “khảy” trong 1 ô nhịp
Khi dùng tay mặt để đàn, ta có thể “khảy
“đàn bằng 1 ngón (cái, trỏ, giữa hoặc áp út
: p – i – m - a) hoặc đánh trải một nhóm
nốt. Hăy tạm thời gọi mỗi lần đàn như vậy
là 1 “khảy” (stroke) .
Với một bài thuộc nhịp 2 th́ ta có thể đàn 2
“khảy” trong mỗi ô nhịp. Thí dụ như trong
khi tay trái bấm một hợp âm (C) th́ tay mặt
có thể đàn vài cách như sau:
a) trải - trải ( dùng ngón cái đánh
trải 2 lần)
b) cái - trải ( dùng ngón cái đánh
nốt bậc 1 của hợp âm - rồi sau đó đánh trải
c) p – ima ( sau khi đàn phách 1 bằng
ngón cái , đàn tiếp dây 1,2,3 bằng 3 ngón
trỏ, giữa, áp út)
Nếu đàn môt cách từ đầu đến cuối mà không
thay đổi như vậy th́ nghe cũng chán, do đó
bạn có thể tăng số “khảy” trong 1 ô nhịp lên
gấp đôi ( nhân hai) để “khảy” 4 lần trong
mỗi ô nhịp và đệm tay mặt như sau:
a) p – i – m – a
b) p – i - ma - i
c) p – ima – ima - ima
Tương tự, bạn có thể tăng số “khảy” trong
mỗi ô nhịp lên gấp ba ( nhân 3) để “khảy” 6
lần trong mỗi ô nhịp và đệm như sau:
a) p – i – m – a – m – i
Tóm tắt: với một bài nhịp hai, bạn có thể
“khảy” 2 , 4 hay 6 lần trong một ô nhịp .
Tương tự, với nhịp ba th́ có thể khảy 3,6,9
lần trong 1 ô nhịp, và với nhịp 4 th́ có
thể khảy 4,8,12 lần
Những bài nhịp 2 thường là những hành khúc
và lối đệm tay mặt rất giản dị như đă tŕnh
bày ở thí dụ trên
Những bài nhịp 3 thuộc loại luân vũ (valse)
và cách đệm tay mặt cũng rất giản dị như ta
sẽ thấy trong thí dụ phần đệm cho bài THU
VÀNG của Cung Tiến sẽ tŕnh bày sau
Những bài thuộc nhịp 4 rất đa dạng và gồm
hầu hết những thể loại thông dụng mà ta sẽ
lần lượt bàn đến trong những bài kế tiếp.
Để kết thúc bài đầu tiên trong phần kỹ thuật
tay mặt này, tóm tắt th́ bạn cần nhớ các
điểm sau đây:
1. Trước khi đệm, hăy nh́n xem bài nhạc
thuộc nhịp 2, 3 hay 4
2. Mỗi nhịp sẽ có 3 cách đệm từ chậm
đến nhanh ( không đổi, nhân 2, nhân 3) với
số “khảy” trong mỗi ô nhịp tăng từ bằng số
phách (không đổi) lên gấp đôi (nhân 2) hoặc
gấp ba (nhân 3)
3. Khi đệm một bài nhạc th́ cần thay
đổi lối đệm theo 1 trong 3 cách nói trên cho
linh động. Thường nên bắt đầu bài với cách
chậm (không đổi) rồi dần dần đổi lên nhanh
hơn ( nhân 2 hoặc nhân 3) khi qua điệp khúc
và trở lại chậm để hết.
Ta hăy nh́n vào thí dụ đệm bài THU VÀNG là
một bài nhịp 3 (valse) ở phần sau
Vơ Tá Hân
|
|
Logged |
|
|
|
VoTaHan
Special-Guest
VIM_Senior
Gender:
Posts: 160
Profile |
WWW | |
IM |
Đệm guitar nhịp điệu VALSE
Trong phần này tôi sẽ chọn bài THU VÀNG của
Cung Tiến làm thí dụ. Bạn nào không biết có
thể ghé vào trang web của tôi để nghe bài
này đă chuyển soạn cho guitar
Phần A : Lời Nhạc
Đoạn 1
Chiều hôm qua lang thang trên đường
Hoàng hôn xuống chiều thắm muôn hương
Chiều hôm qua ḿnh tôi bâng khuâng
Có mùa thu về tơ vàng vương vương
Đoạn 2
Một ḿnh đi lang thang trên đường
Buồn hiu hắt và nhớ bâng khuâng
Ḷng xa xôi và sầu mênh mông
Có nghe lá vàng năo nề rơi không?
Đoạn 3
Mùa thu vàng tới là mùa lá vàng rơi
Và lá vàng rơi khi t́nh thu vừa khơi
Nhặt lá vàng rơi xem màu lá c̣n tươi
Nghe chừng như đây màu tê tái
Đoạn 4 a
Chiều hôm qua lang thang trên đường
Nhớ nhớ buồn buồn với chán chường
Đoạn 4 b
Chiều hôm nay trời nhiều mây vương
Có mùa thu vàng bao nhiêu là hương
Phần B : Hợp âm cho tay trái - Chủ âm Sol
trưởng ( G )
Đoạn 1
G – G – G – G
G – G – G – D
G – G – G – G
D – D – D – G – G
Đoạn 2
G – G – G – G
G – G – G – D
G – G – G – G
D – D – D7 – G – G
Đoạn 3
C - C – G – G
D – D – G – G
C – C – G – G
A – A7 – D – D7
Đoạn 4
G – G – G – G
G – G – C – D
G – G – G – G
D – D – D7 – G – G
Phần C : Cách đệm tay mặt
Đoạn 1
p – ima – ima
(Dùng cách đệm căn bản : bài nhịp 3 > đàn 3
“khảy” )
Đoạn 2
p – i – ma – i – ma – i
(“nhân đôi” số phách để “khảy” 6 lần trong 1
ô nhịp)
Đoạn 3
p – i – m – a – m – i
(vẫn “nhân đôi” số phách, nhưng đàn
arpeggio)
Đoạn 4a
trở về như đoạn 1 : p – ima – ima
Đoạn 4b
trở về như đoạn 2 : p – i – ma – i – ma – i
Ghi Chú :
Để mở đầu bài đệm th́ bạn có thể dùng các
cách giản dị như sau:
1. Có thể đệm căn bản các hợp âm G – D
– G
2. Có thể dùng phần đệm cuối bài của
đoạn 4b
Để chấm dứt th́ bạn có thể đàn lại 2 câu
nhạc cuối (đoạn 4b)
Vơ Tá Hân
|
|
Logged |
|
|
|
vtranhoang
VIM_Member
Posts: 10
I Love VIM !
Profile | |
IM |
Vừa đọc xong mấy bài hướng
dẫn của anh Hân, em thích quá xá
bài anh soạn rất là rơ ràng, chi tiết , it's
very helpful, nhất là cho dân beginner,
complete newbie and slow như em .
Em cũng mới ṃ mo` hoc. được một chuttttt
xíu nhạc lư căn bản trong những websites hơn
tháng nay thôi, nhưng toàn là English sites,
sau em mới đi lac vào cái vim-online này,
lại có đươc những người rất là nhiêt t́nh
như anh Hân đă bỏ th́ giờ ra hướng dẫn rất
cụ thể , giúp cho các bạn khác và nhất là
cho em
hiểu thêm một số căn bản nữa, so ít great
cho em to start.
Em cám ơn anh Hân rất là nhiềuuuuuuuuu
PS. Í quên , anh Hân ơi, bài Thu Vàng này em
cũng đă nghe rồi, và biết hát sơ sơ thôi,
nhưng em không có bản nhạc th́ làm sao đàn
cho đúng nhịp hả ạnh ,ví dụ nhu câu đầu là
"chiều hôm qua lang thang trên đường" th́
những nốt nào là lead in note, và những nốt
nào nằm trong một trường canh , and same với
những câu khác đó , please nói cho em biet
với. Thanks anh again ! |
|
Logged |
|
|
|
VoTaHan
Special-Guest
VIM_Senior
Gender:
Posts: 160
Profile |
WWW | |
IM |
PS. Í quên , anh Hân ơi, bài Thu Vàng này em
cũng đă nghe rồi, và biết hát sơ sơ thôi,
nhưng em không có bản nhạc th́ làm sao đàn
cho đúng nhịp hả ạnh ,ví dụ nhu câu đầu là
"chiều hôm qua lang thang trên đường" th́
những nốt nào là lead in note, và những nốt
nào nằm trong một trường canh , and same với
những câu khác đó , please nói cho em biet
với. Thanks anh again !
[/quote]
Chỉ dẫn cách học đàn trên web theo lối này
thật cũng khó cho cả tôi lẫn người đọc, v́
mọi người không xem được bài nhạc và không
nghe được bài đàn. Có lẽ sau này tôi sẽ gom
lại tất cả các bài đă viết để đưa vào web
của tôi, kèm theo các bài nhạc và mp3 files
. Tạm thời Hoàng có thể xem THU VÀNG mà tôi
chuyển soạn cho guitar trên trang nhạc của
tôi nhé.
Vơ Tá Hân |
|
Logged |
|
|
|
VoTaHan
Special-Guest
VIM_Senior
Gender:
Posts: 160
Profile |
WWW | |
IM |
Các bạn mến
Trong bài viết kỳ trước, tôi đă nêu ra vài
điểm căn bản về phần đệm tay mặt. Nói tóm
tắt là bạn cần a) xem bài nhạc thuộc nhịp
2, 3 hay 4 và b) Nhân số nhịp 1, 2, hay 3
lần sẽ có 3 cách đệm để chọn. Sau đó chúng
ta cũng đă áp dụng những quy luật này để đệm
1 bài valse (nhịp 3) giản dị (“Thu Vàng” của
Cung Tiến) .
Sau khi đă nắm được cái “sườn” căn bản này
th́ chúng ta có thể bắt đầu thay đổi, thêm
bớt chút ít để cho phần đệm đàn được linh
động hơn. Sau đây chúng ta hăy dùng bài BÊN
ĐỜI HIU QUẠNH của Trịnh Công Sơn làm thí dụ:
Bài này viết ở cung Re thứ (Dm), nhịp 2/2 (2
dấu trắng trong 1 ô nhịp >>> nhịp 2) gồm có
4 đoạn chính và đoạn đầu như sau:
Một (Dm) lần chợt nghe (Dm) quê quán (C) tôi
xưa (F)
Giọng (A) người gọi tôi (A) nghe tiếng (A7)
rất nhu ḿ (Dm)
Ḷng (Dm) thật b́nh yên (Bb) mà sao (C) buồn
thế (F)
Giật (Dm) ḿnh nh́n tôi (Bb) ngồi hát (A7)
bao giờ (Dm)
Cách đệm của 3 đoạn sau cũng như vậy nghĩa
là:
Dm Dm C F
A A A7 Dm
Dm Bb* C F
Dm Bb* A7 Dm
( Ghi chú : Nếu chưa quen đàn hợp âm Bb, có
thể tạm thời thay thế bằng Dm ở đây)
Lời nhạc của 3 đoạn kế là
*****
Rồi một lần kia khăn gói đi xa
Tưởng rằng được quên thương nhớ nơi quê nhà
Ḷng thật b́nh yên mà sao buồn thế
Giật ḿnh nh́n tôi ngồi khóc bao giờ
Đường nào quạnh hiu tôi đă đi qua
Đường về t́nh tôi có nắng rất la đà
Đường thật lặng yên ḷng không ǵ nhớ
Giật ḿnh nh́n quanh ồ phố xa lạ
Đường nào d́u tôi đi đến cơn say
Một lần nằm mơ tôi thấy tôi qua đời
Dù thật lệ rơi ḷng không buồn mấy
Giật ḿnh tỉnh ra ồ nắng lên rồi
Điệp Khúc :
Hưm … hưm … hưm … hưm … hưm ( 2 lần )
Đệm : Dm C C Dm (2 lần)
Cách đệm tay mặt
Đây là 1 bài thuộc nhịp chẵn (nhịp 2 hoặc 4
- khác với nhịp lẻ: nhịp 3 đă bàn kỳ rồi ).
Ta có thể dùng cách “nhân 2” để đệm toàn
bài này, như thế mỗi lần đệm 1 hợp âm như đă
viết ở trên (mỗi ô nhịp dùng 1 hợp âm) th́
sẽ “khảy” 4 lần.
Nếu theo đúng “sách vở” mà đệm p – i – m – a
từ đầu đến cuối bài th́ nghe rất đều đặn,
không ǵ đặc sắc. Do đó tuy dùng một “cách”
duy nhất là “nhân 2” để có 4 “khảy” trong
một ô nhịp, ta có thể dùng 4 lối sau đây để
đệm (thí dụ đàn hợp âm Dm để đệm 1 ô nhịp)
1 (dùng ngón cái hay ngón trỏ đánh trải)
Đếm 1 2 3 4
E-----1----------1-----1-------
B-----3----------3-----3-------
G-----2----------2-----2-------
D----- 0----------0-----0-------
A-------------------------------
E-------------- -----------------
2 (dùng các ngón p – i - am – i )
Đếm 1 2 3 4
E-----------------1--------------
B-----------------3--------------
G-----------2----------2---------
D-----0--------------------------
A----- ----------------------------
E----------------------------------
3 (dùng các ngón p – i – am – p)
Đếm 1 2 3 4
E-----------------1--------------
B-----------------3--------------
G-----------2--------------------
D-----0----------------0---------
A----- ----------------------------
E----------------------------------
4 (dùng các ngón p – i – am)
Đếm 1 2 3 4
E-----------------1--------------
B-----------------3--------------
G-----------2--------------------
D-----0--------------------------
A----- ----------------------------
E----------------------------------
Tóm tắt bài đệm:
Dạo đàn : Có thể dùng 2 câu điệp khúc
Dm-C-C-Dm (2 lần) và đệm theo lối 1
Đoạn 1: Đệm theo lối # 1
Đoạn 2: # 2
Đoạn 3: # 3
Đoạn 4: # 4
Điệp khúc & Kết : Đệm theo lối 1
Một điểm nhỏ cần ghi nhớ là khi đàn mỗi hợp
âm th́ bạn nên đàn nốt bass (ngón cái) là
nốt chủ âm. Dm th́ bắt đầu bằng nốt Re (D),
hợp âm Do trưởng ( C ) th́ bass là nốt Do (
C ) v.v..
Phân tích :
Tuy toàn bài được đệm theo cách “nhân 2”
nghĩa là sẽ có 4 “khảy” trong mỗi ô nhịp, ta
có thể ngân dài 1 “khảy” (lối 1 và 3). Nếu
viết theo kư âm th́ là đen – móc-móc (lối 1)
hoặc móc-móc-đen (lối 2) . Thêm vào đó,
mỗi “khảy” th́ không hẳn chỉ đàn bằng 1 ngón
(như p-i-m-a) mà có thể là 2 ngón cùng lúc
(ma), 3 ngón (ima), hoặc đánh trải. Sau này
các bạn sẽ học thêm về cách “chạy bass”, đổi
nốt ở một vài “khảy” trong hợp âm là bài đệm
sẽ nghe thay đổi khác rất đặc biệt.
Tất cả những kiểu đệm thông dụng trong nhạc
Việt như Rumba Bolero, Slow Rock v.v… như ta
sẽ thấy trong những bài sau, đều là những
biến thể từ cái “sườn” đă bàn đến nơi đây
Sau khi đă nắm vững được cái “sườn” căn bản
này rồi th́ bạn nên “thí nghiệm” và thay
đổi, thêm bớt theo cách nói trên để t́m ra
những cách đệm mới, tạo thành cách đệm đặc
biệt cho riêng ḿnh. Bí quyết chọn lựa là
chỉ cần dựa vào tai ḿnh sao cho nghe hay là
được.
Sau này, khi đă “chán” nghe các hợp âm ở vị
trí căn bản nơi đầu cần đàn, bạn nên học
thêm những thế bấm khác của cùng hợp âm ở vị
trí khác trên cần đàn ...
Thân mến
Vơ Tá Hân
|
|
Logged |
|
|
|
NTDoan
VIM_Junior Member
Posts: 28
I Love VIM !
Profile | |
IM |
on 08/18/04 at 07:48:54,
VoTaHan wrote:
Sau đây chúng ta hăy dùng
bài BÊN ĐỜI HIU QUẠNH của
Trịnh Công Sơn làm thí dụ:
Bài này viết ở cung Re thứ
(Dm), nhịp 2/2 (2 dấu trắng
trong 1 ô nhịp >>> nhịp 2)
gồm có 4 đoạn chính và đoạn
đầu như sau:
Một (Dm) lần chợt nghe (Dm)
quê quán (C) tôi xưa (F)
Giọng (A) người gọi tôi (A)
nghe tiếng (A7) rất nhu ḿ
(Dm)
Ḷng (Dm) thật b́nh yên (B)
mà sao (C) buồn thế (F)
Giật (Dm) ḿnh nh́n tôi (B)
ngồi hát (A7) bao giờ (Dm)
Cách đệm của 3 đoạn sau cũng
như vậy nghĩa là:
Dm Dm C F
A A A7 Dm
Dm B* C F
Dm B* A7 Dm
( Ghi chú : Nếu chưa quen
đàn hợp âm B, có thể tạm
thời thay thế bằng Dm ở đây)
Thân mến
Vơ Tá Hân |
|
Xin đính chính lại cho phần ghi hợp âm của
chú Hân: chỗ hợp âm B (đúng ra là Bb) phải
là Si giáng trưởng. Theo cách viết của
modern th́ Bb. C̣n theo cách viết của cổ
điển th́ B nghĩa là Si giáng, trong khi đó H
là Si thường. Ngoài ra các phần khác chú Hân
giải thích quá rơ ràng rồi. Không biết cháu
có thể liên lạc với chú Hân ở Singapore
không ạ? Cháu đang ở Holland drive.
NTDoan
|
|
Logged |
|
|
|
VoTaHan
Special-Guest
VIM_Senior
Gender:
Posts: 160
Profile |
WWW | |
IM |
Chào Đoan
Cám ơn Đoan đă nhắc về chỗ hợp âm B phải ghi
Bb ( Si giảm trưởng ). Chiều nay ngồi trong
sở làm việc cuối ngày, c̣n chút th́ giờ nên
tôi viết vội bài này mà chưa kịp xem lại kỹ.
Tôi cũng đă sửa lại bài viết rồi
Lần rồi khi Đoan email th́ tôi đi Mỹ, sau đó
về lại Singapore th́ công việc bề bộn quá
nên không email cho Đoan. Tháng rồi khi ở
Sài g̣n, tôi có dự concert guitar& piano ở
TTVH Phú Nhuận và gặp nhiều bạn nhưng không
thấy Đoan , không ngờ là Đoan vẫn đang c̣n ở
Singapore .
Đoan có thể gọi phone tôi tại số 6732-3770
rồi hẹn gặp nhau cuối tuần này và đi xem đàn
guitars ... Tôi định sẽ ghé đến tiệm đàn
của Thomas Liauw thứ bảy này để xem đàn, lấy
vé và đồng thời lấy một ít tờ quảng cáo giới
thiệu "the 4th Singapore International
Guitar Festival" mang về Saig̣n cho bạn bè
xem v́ thứ hai tuần tới tôi lại sẽ về Saig̣n
mấy ngày
Anh Thomas Liauw trước đây là Vice
President, phụ tá cho tôi ở Singapore
Classical Guitar Society, chuyên phụ trách
tổ chức concerts cho những guitarists quốc
tế. Sau này khi anh ta bắt đầu tổ chức các
guitar festivals này th́ tôi giúp cho họ
dùng Copthorne Orchid Hotel để tổ chức và
cho tất cả các guitarists ở tại đây trong
suốt thời gian festival . Do đó kỳ nào tôi
cũng khách mời danh dự của festival và nếu
Đoan c̣n ở Singapore đến đầu tháng tới th́
đi dự với tôi cho vui .
Năm nay sẽ có Paco Pena, Carlos
Barbossa-Lima cùng rất nhiều danh cầm khác .
Cách đây vài năm khi Greg Smallman qua cho
seminar về kỹ thuật làm đàn, tôi định mời
anh Cường qua dự nhưng sau cùng th́ dự định
này lại không thành .
Thân mến
Vơ Tá Hân |
|
Logged |
|
|
|
KT7
VIMSpiderman
Gender:
Posts: 2738
Profile |
E-Mail |
IM |
wow ... Paco Pena & Lima là 2
người mà KT7 mê mệt .... Vậy là Trí ĐOàn
không nên bỏ quá chương tŕnh này !
Anh Hân về lại Saigon, cho KT7 gửi lời thăm
sức khoẻ đến ns TranVanPhu, va ns Bùi Thế
Dũng ...
KT7 |
|
Logged |
|
|
|
jim_truong
VIM_Member
Gender:
Posts: 7
I Love VIM !
Profile | |
IM |
Ann Han men,
Anh the ma suong nhi, cu ve VN hoại nhẹ
Chang bu voi toi, lam viec dau tac mat toi,
chua bao gio co co hoi nhu anh cạ.
Khi anh tro ve Singapoẻ, co gi la noi cho
anh em vim nghe nhe nhat la ve su tien trien
cua cay dan anh Van Lang cho recodỉng dọ.
Chuc anh di vui vẹ.
JT |
|
Logged |
|
|
|
VoTaHan
Special-Guest
VIM_Senior
Gender:
Posts: 160
Profile |
WWW | |
IM |
Đệm Điệu SLOW
Trong những bài trước, chúng ta đă bàn về
cách đệm những bài nhịp 3 (Valse, Boston) và
nhạc cộng đồng - nhịp 2, hôm nay tôi sẽ viết
về một lối đệm tổng quát rất thông dụng với
các bài nhạc Việt, nhất là để đệm những bài
nhạc Trịnh Công Sơn, có tiết điệu Slow du
dương.
Đây là những bài nhạc thuộc nhịp có 2 hay 4
phách và chúng ta sẽ áp dụng lối đệm “nhân
3” nghĩa là sẽ đánh 3 “khảy” cho mỗi phách.
Hăy trở lại với thí dụ đệm bài MƯA HỒNG như
sau:
Xem lại bài trước, những hợp âm tay trái
trong bài là:
C Am F G7 G7 F G7 C G7 G7
C Am F G7 C G7 C G7 C C
C Am F G7 Em Am F
Dm Dm G7 C C
C Am F G7 G7 F G7 Am Dm G7
C Am F G7 C G7 C G7 C C
Cách đệm chính cho tay mặt:
Bài này có thể đệm toàn bài theo cách căn
bản “nhân 3” như sau:
1 (dùng các ngón p – i - m – a - m - i
)
Hợp âm Do trưởng (C)
Đếm 1 2 3 4 5 6
E------------------------0------------------
B-----------------1--------- --1------------
G-----------0-----------------------0------
D-------------
------------------------------
A-----3-------------------------------------E-------------------------------------------
Nói chung th́ với mỗi hợp âm, ta sẽ dùng
ngón cái để đàn nốt bass mang tên chủ âm,
rồi sau đó dùng 3 ngón i,m,a để đàn 3 dây
trên
Để dạo đàn th́ có thể đệm tay mặt theo cách
trên và đàn vài hợp âm căn bản như :
1) C G7 C
hoặc
2) C Am F G7
hoặc dùng câu kết
3) C Am F G7 C G7 C G7
C
Sau đó tiếp theo phần chính của bài nhạc :
Trời ươm NẮNG (C) cho mây HỒNG (Am)
Mây qua MAU (F) em nghiêng SẦU (G7)
C̣n mưa XUỐNG (G7) như hôm NÀO (F)
Em đến THĂM (G7) mây âm thầm (C)
Mang gió LÊN (G7) - (G7)
Người ngồi ĐÓ (C) trông mưa NGUỒN (Am)
Ôi yêu THƯƠNG (F) nghe đă BUỒN (G7)
Ngoài kia LÁ (C) như vẫn XANH (G7)
Ngoài sông VẮNG (C) nước dâng LÊN (G7)
Hồn muôn TRÙNG (C) – (C)
ĐIỆP KHÚC
Này em đă KHÓC (C) chiều mưa đỉnh CAO (Am)
- (F)
C̣n ǵ nữa ĐÂU (G7) sương mù đă LÂU (Em)
Em đi VỀ (Am) chiều mưa ướt áo (F)
Đường phượng BAY (Dm) mù không lối VÀO (Dm)
Hàng cây LÁ (G7) xanh gần với NHAU (C) -
(C)
Người ngồi XUỐNG (C) mây ngang ĐẦU (Am)
Mong em QUA (F) bao nhiêu CHIỀU (G7)
Ṿng tay ĐĂ (G7) xanh xao nhiều (F)
Ôi tháng NĂM (G7) gót chân M̉N (Am)
Trên phiếm DU ( Dm) - (G7)
Người ngồi XUỐNG (C) xin mưa ĐẦY (Am)
Trên hai VAI (F) cơn đau DÀI (G7)
Người nằm XUỐNG (C) nghe tiếng RU (G7)
Cuộc đời ĐÓ (C) có bao LÂU (G7)
Mà hững HỜ (C) - (C)
Sau khi đă nắm vững cách đệm căn bản trên
đây, muốn làm cho phần đệm phong phú hơn th́
có mấy cách nhỏ sau đây:
1. Thay đổi cách đệm ở đoạn ĐIỆP KHÚC
Này em đă KHÓC (C) chiều mưa đỉnh CAO (Am)
- (F)
C̣n ǵ nữa ĐÂU (G7) sương mù đă LÂU (Em)
Em đi VỀ (Am) chiều mưa ướt áo (F)
Đường phượng BAY (Dm) mù không lối VÀO (Dm)
Hàng cây LÁ (G7) xanh gần với NHAU (C) -
(C)
Vẫn dùng cách “nhân 3” để có 6 “khảy” cho
mỗi hợp âm, nhưng nay ta sẽ đàn 4 “khảy” đầu
và không đàn 2 “khảy” 5 & 6
Dùng p - p - i - ma
Đếm 1 2 3 4 5 6
E------------------------0------------------
B------------------------1--
----------------
G-----------------0-------------------------
D-----------
2-------------------------------
A-----3-------------------------------------
E-------------------------------------------
(Ghi nhớ: Hễ mỗi lần hát chữ HOA th́ phải
nhập với phần đệm đầu mỗi hợp âm, dùng ngón
cái)
Hoặc :
Đánh trải 4 “khảy” bằng ngón cái
Đếm 1 2 3 4 5 6
E-----0-----0-----0------0------------------
B-----1-----1-----1------1--
----------------
G-----0-----0-----0------0------------------
D-----2-----
2-----2------2------------------
A-----3-----3-----3------3------------------
E---------------------------------------------
2. Chạy BASS
Một cách thứ hai thường hay dùng để “thay
đổi không khí” là lối “chạy bass”. Nói vắn
tắt th́ khi đệm, ta có thể thay thế “trải”
cuối của một hợp âm bằng một nốt “bắt cầu”
đưa đến nốt bass của hợp âm kế tiếp. Nốt
bắt cầu này có thể cao hay thấp hơn tùy
thuộc vào nốt bass của hợp âm trước.
Thí dụ trong bài Mưa Hồng có 3 hợp âm đi
liền nhau : C Am F th́ trước khi qua Am,
ta đàn “khảy” 6 của hợp âm trước là nốt
“chạy bass” Si (B). Sau đó trước khi qua
hợp âm F , ta “chạy bass” với nốt Sol (G) .
Kết quả sẽ như sau:
Đếm 1 2 3 4 5 6 1 2 3 4
5 6 1 2 3 4 5 6
E-----------------0---------------------0-------------------------1-----
B-------------1------1--------------1------1-----------------1------1--
G----
-----0---------------------2-------------------------2-------------
D--------
----------------------------------------------------------------
A-----3-----
------------2---0-------------------------------------------
E---------------
--------------------------------3---1--------------------
Tư ơng tự như vậy, nếu hai hợp âm kế nhau là
Am C th́ nốt “chạy bass” sẽ là Si (B) để
khi đàn th́ sẽ nghe các nốt bass là A - B
- C như từng bước thang lên xuống đều đặn
rất êm tai.
Sau này khi đàn khá hơn, bạn có thể thử
“chạy bass” 2 nốt bằng cách thay thế “khảy”
5 và 6. Thí dụ từ Am qua C , thay 2 “khảy”
5 & 6 của Am bằng hai nốt A, B và khi đàn
th́ sẽ nghe là A --- A-B-C ----
Cách đệm SLOW này có thể dùng để đệm những
bài SLOW ROCK, tuy nhiên nếu muốn nghe cho
đúng “mùi” Slow Rock th́ phải đàn một “đơn
vị” không phải gồm 6 “khảy” mà là 12 “khảy”
như sau:
Đếm 1 2 3 4 5 6 7 8 9
10 11 12 1
E---------0---0---0---0-----------0---0---------------------
B---------1-
--1---1---1-----------1---1--------------------
G---------0---0---0---0------
0----------------------0-------
D--------------------------2----------------1
---2------------
A-----3-------------------------------------------------
-3--
E------------------------------------------------------------
Trong bài sau, chúng ta sẽ tiếp tục bàn về
cách đệm các điệu thông dụng khác
Vơ Tá Hân
|
|
Logged |
|
|
|
minhmeo
Vim-God
VIM_Senior
Gender:
Posts: 184
I Love VIM !!
Profile |
E-Mail |
IM |
Bài hướng dẫn cụ thể quá, cám ơn bác Hân
|
|
Logged |
|
|
|
truongkt
VIM_Junior Member
Gender:
Posts: 39
I Love VIM !
Profile |
E-Mail |
IM |
Chào ns Vo Tá Hân
Những bài viết của anh hay quá. Mong anh
tiếp tục chủ đề này, nếu có thêm h́nh ảnh
phụ hoạ th́ hay biết mấy
chúc ns Tá Hân 1 ngày làm việc thật vui
Truọng |
|
Logged |
|
|
|
bazooka
VIM_Member
Gender:
Posts: 9
I Love VIM !
Profile | |
IM |
E-----0-----0-----0------0------------------
B-----1-----1-----1------1------
------------
G-----0-----0-----0------0------------------
D-----2-----2---
--2------2------------------
A-----3-----3-----3------3------------------
E--------------------------------------------
THẾ này là đánh 5 dây trên cùng 1 lúc phải
không ạ?
cháu chưa biết xin chú chỉ rơ hơn!
xin cảm ơn |
|
Logged |
unknown song
unknown artist
unknown guitarist
|
|
|
VoTaHan
Special-Guest
VIM_Senior
Gender:
Posts: 160
Profile |
WWW | |
IM |
Đúng như vậy ! Tay trái bấm
hợp âm, tay phải dùng ngón cái đánh trải (từ
dây 5 đến dây 1) 4 lần trong 1 ô nhịp . Chỉ
"trải" 4 lần rồi nghỉ 2 .
1 (trải) - 2 (trải) - 3 (trải) - 4 (trải) -
5 (nghỉ) - 6 (nghỉ)
Vơ Tá Hân
|
|
Logged |
|
|
|
vinhnghi
VIM_Member
Posts: 2
I Love VIM !
Profile |
E-Mail |
IM |
Chào nhạc sĩ,
Bài hướng dẫn của chú rất chi tiết, dễ hiểu.
Nếu có thể được, cháu xin chú post file mẫu
kèm theo mỗi kiểu đệm để tụi cháu dễ h́nh
dung hơn.
Cảm ơn chú.
Chúc chú luôn vui, khỏe.
Vĩnh Nghi |
|
Logged |
|
|
|
VoTaHan
Special-Guest
VIM_Senior
Gender:
Posts: 160
Profile |
WWW | |
IM |
Chào anh Vĩnh Nghi
Dạy đàn trên web như vậy là điều mà tôi chưa
hề làm, tuy nhiên cũng thử xem ra sao . Học
đàn mà không thấy bài nhạc, không được nghe
đàn th́ quả là điều rất khó . Những bài tôi
đă post ở VIM thực ra chỉ là những bài viết
khi rảnh nên có tính cách trao đổi thư từ
qua email . Khi có th́ giờ tôi sẽ gom lại
đàng hoàng và thâu mp3 files, kèm h́nh vẽ
hoặc audio files rồi đưa lên website của tôi
sau .
Thỉnh thoảng anh nên ghé vào
http://vota.com/nhac ( mục GUITAR ) để
xem v́ tôi hay upload thêm bài mới ở đây
Thân mến
Vơ Tá Hân |
|
Logged |
|
|
|
bazooka
VIM_Member
Gender:
Posts: 9
I Love VIM !
Profile | |
IM |
E-----0-----0-----0------0------------------
B-----1-----1-----1------1------
------------
G-----0-----0-----0------0------------------
D-----2-----3---
--2------2------------------
A-----3-----5-----5------5------------------
E-------------
thưa chú Han, giả sử những ô mà ta không thể
với tay tới đươ.c( VD : ô 5,6)v́ phải bấm
các ô ở đằu_, ( ô, 1,2 )th́ làm thế nào ạ?
---------------
và tại sao lại chỉ trải 4 lần 2 nghỉ mà
không phải là 5 lần và 1 nghỉ?
cháu xin cảm ơn |
|
Logged |
unknown song
unknown artist
unknown guitarist
|
|
|
VoTaHan
Special-Guest
VIM_Senior
Gender:
Posts: 160
Profile |
WWW | |
IM |
0-1-0-2-3-0 là cách viết theo
lối TAB (tablature) của hợp âm Do trưởng ( C
)
Đàn những bài nhạc Việt thông dụng th́ làm
ǵ có mấy cái hợp âm trắc trở như
0-1-0-3-5-0 hoặc 0-1-0-2-5-0 !!!
Trải 4 lần - nghỉ 2 lần là 1 cách đệm thông
thường cho phần 2 của 1 bài nhạc thuộc điệu
Slow Rock . Muốn đệm trải 5 - nghỉ 1 hay
trải 6 - không nghỉ cũng được cả
Một khi đă nắm vững cách đệm căn bản rồi th́
các bạn có thể tự do chế biến thay đổi cách
đệm tay mặt - miễn sao nghe cho êm tai là
được
Vơ Tá Hân |
|
Logged |
|
|
|
vtranhoang
VIM_Member
Posts: 10
I Love VIM !
Profile | |
IM |
Vẫn dùng cách “nhân 3” để có
6 “khảy” cho mỗi hợp âm, nhưng nay ta sẽ đàn
4 “khảy” đầu và không đàn 2 “khảy” 5 & 6
Dùng p - p - i - ma
Đếm 1 2 3 4 5 6
E------------------------0------------------
B------------------------1--
----------------
G-----------------0-------------------------
D-----------
2-------------------------------
A-----3-------------------------------------
E-------------------------------------------
[/Quote]
============ ========================
Anh Hân ơi, cho em hỏi lại cái phần trên :
Đoạn trên, anh nói là đàn 4 khảy, mà bai`
này là nhip 2, như vậy có phải là em cứ đếm
theo 1,2 rồi đàn 2 khảy trong môt phách, nói
cach khác là em chỉ nhân 2, thay v́ nhân 3
như đoạn đầu anh đă dùng, th́ em đàn đủ 4
khảy trong trường canh đó. Nhưng sao em lai
thấy anh đếm 1,2,3,4,5,6 như vậy co' nghĩa
là sao, please anh giai? thích lai cho em
hiểu khúc này .
Và môt thắc mắc nữa sao em thấy thỉnh
thoảng trong bài hát lại có 2 hơp âm đặt
liền với nhau ví dụ như : Hàng cây LA (G7)
xanh gần với nhau (C) -(C)
Sao lai phải có 2 hợp âm (C) đặt cùng một
chỗ như vậy hả anh , anh giai thích cho em
với .
Cám ơn anh rất là nhiều .
|
|
Logged |
|
|
|
VoTaHan
Special-Guest
VIM_Senior
Gender:
Posts: 160
Profile |
WWW | |
IM |
Bài này thuộc nhịp 2 ( có 2
phách trong mỗi ô nhịp ) và ḿnh dùng cách "
nhân 3 " do đó mỗi nhịp sẽ luôn luôn có 6
"khảy"
Ở đoạn đầu th́ ḿnh đàn cả 6 khảy, tuy nhiên
khi qua điệp khúc, tuy vẫn khảy 6 lần trong
mỗi ô nhịp, th́ chỉ đàn 4 "khảy" đầu mà thôi
. Khi đếm qua khảy 5 và 6 th́ không đàn (
như có dấu lặng ở 2 khảy này)
Như đă viết, sau t́m ra số phách trong mỗi ô
nhịp của 1 bài nhạc , ta có thể chọn 1 trong
3 cách là : nhân 1 , nhân 2, hoặc nhân 3 để
t́m ra số phách trong mỗi ô nhịp của bài
nhạc này. Ta có thể đệm bài Mưa Hồng bằng
cách " nhân một " , nghĩa là mỗi ô nhịp chỉ
cần đánh trải hợp âm 2 lần ( cách này dễ đàn
nhất ) . Khó hơn th́ dùng "nhân 2 " và khó
hơn nữa là cách "nhân 3". Sở dĩ bài này tôi
đề nghị chọn cách "nhân 3" một phần cũng v́
trong bài nhạc có nhiều nhóm 3 nốt (liên ba)
cho mỗi phách.
Khi qua điệp khúc th́ ḿnh cần thay đổi cách
đệm "để thay đổi không khí" . Muốn đổi qua
cách "nhân 2" để đệm đoạn này cũng được,
không ai cấm . Tuy nhiên nếu đệm đoạn đầu
"nhân ba" rồi sang đoạn điệp khúc lại "nhân
hai" th́ bài nhạc sẽ chậm lại. Thông thường
điệp khúc là đoạn "cao điểm", do đó ḿnh
phải đệm sao cho dồn dập hơn . V́ vậy mà
tôi đề nghị cách vẫn giữ "nhân 3 " nhưng
đánh 4 trải rồi nghỉ 2 trải . Khi đánh 4
"trải" có thể theo cách p - i - m - am -nghỉ
- nghỉ , hoặc có thể dùng ngón cái khảy
toàn hợp âm 4 lần rồi nghỉ - nghỉ
Khi thấy 2 hợp âm ghi liền nhau , như (C) -
(C) , th́ đây có nghĩa là đến cuối câu nhạc
nên ca sĩ ngân dài rồi nghỉ lấy hơi để qua
đoạn sau . Tại đây ḿnh phải đệm thêm 1 ô
nhịp với hợp âm thứ nh́ đă ghi
Vơ Tá Hân |
|
Logged |
|
|
|
vtranhoang
VIM_Member
Posts: 10
I Love VIM !
Profile | |
IM |
Anh Hân giải thích như vây ,
em đă hiểu đươc cái phần này rồi, em đang
practice , đến khúc nào không hiểu nữa th́
em sẽ làm phiền anh tiếp đó ...hihi . Cám
ơn anh đă bỏ thời gian hướng dẫn cho tụi em.
Appreciate anh a lottt. |
|
Logged |
|
|
|
VoTaHan
Special-Guest
VIM_Senior
Gender:
Posts: 160
Profile |
WWW | |
IM |
Các bạn mến
Tôi mới nghĩ ra 1 lối giản dị để giúp các
bạn có thể nghe bài đệm đàn bằng cách chuyển
các music files viết bằng FINALE thẳng qua
MIDI . Cái file rất nhỏ, có thể download và
nghe qua máy compter c ủa các bạn dễ dàng.
Sau đây là nhũng MIDI files cho bài MƯA HỒNG
1) Trọn bài đệm
http://vota.com/nhac/guitar/dem/muahong-all.mid
I NTRO : C - Am - F - G7 - G7
Trời ươm NẮNG (C) cho mây HỒNG (Am)
Mây qua MAU (F) em nghiêng SẦU (G7)
C̣n mưa XUỐNG (G7) như hôm NÀO (F)
Em đến THĂM (G7) mây âm thầm (C)
Mang gió LÊN (G7) - (G7)
Người ngồi ĐÓ (C) trông mưa NGUỒN (Am)
Ôi yêu THƯƠNG (F) nghe đă BUỒN (G7)
Ngoài kia LÁ (C) như vẫn XANH (G7)
Ngoài sông VẮNG (C) nước dâng LÊN (G7)
Hồn muôn TRÙNG (C) – (C)
ĐIỆP KHÚC
Này em đă KHÓC (C) chiều mưa đỉnh CAO (Am)
- (F)
C̣n ǵ nữa ĐÂU (G7) sương mù đă LÂU (Em)
Em đi VỀ (Am) chiều mưa ướt áo (F)
Đường phượng BAY (Dm) mù không lối VÀO (Dm)
Hàng cây LÁ (G7) xanh gần với NHAU (C) -
(C)
Người ngồi XUỐNG (C) mây ngang ĐẦU (Am)
Mong em QUA (F) bao nhiêu CHIỀU (G7)
Ṿng tay ĐĂ (G7) xanh xao nhiều (F)
Ôi tháng NĂM (G7) gót chân M̉N (Am)
Trên phiếm DU ( Dm) - (G7)
Người ngồi XUỐNG (C) xin mưa ĐẦY (Am)
Trên hai VAI (F) cơn đau DÀI (G7)
Người nằm XUỐNG (C) nghe tiếng RU (G7)
Cuộc đời ĐÓ (C) có bao LÂU (G7)
Mà hững HỜ (C) - (C)
2) Chạy Bass
Khi đàn lại phần A 2 ( sau khi xong điệp
khúc ) bạn có thể thêm vào vài nốt “chạy
bass” như sau:
http://vota.com/nhac/guitar/dem/muahong-chaybass.mid
3) Câu dạo đàn khác :
Thay v́ dùng câu dạo đàn căn bản C – Am – F
- G7 – G7 , bạn có thể đổi thành :
C – G – Am – Em – F – G7 - C – C và nghe ra
như sau:
http://vota.com/nhac/guitar/dem/muahong-intro1.mid
Bạn cũng có thể dùng chuỗi hợp âm này
để kết thúc bài nhạc
4) Câu dạo đàn độc tấu :
Từ chuỗi hợp âm trên, bạn có thể thêm vào
vài nốt giọng chính để biến thành 1 đoạn độc
tấu dùng để dạo đàn và kết thúc bài nhạc như
sau:
http://vota.com/nhac/guitar/dem/muahong-intro2.mid
Học đến đây th́ các bạn đă biết vài cách đệm
chính cho tay mặt như
1) Valse (nhịp 3)
2) Nhạc công đồng (nhịp 2)
3) Nhạc slow rock
Nếu có câu hỏi ǵ về những bài cũ th́ xin
các bạn cứ post lên, trước khi tôi viết tiếp
sang cách đệm điệu Rumba/Bolero
Thân mến
Vơ Tá Hân
|
|
Logged |
|
|
|
VoTaHan
Special-Guest
VIM_Senior
Gender:
Posts: 160
Profile |
WWW | |
IM |
Các bạn mến
Đă làm MIDI files cho bài MƯA HỒNG th́ nhân
tiện tôi cũng làm các MIDI files cho bài tập
đệm điệu valse đầu tiên là THU VÀNG luôn:
Nghe bài nhạc:
Bạn nào chưa biết bài này có thể nghe qua
MIDI file sau đây:
http://vota.com/nhac/guitar/dem/thuvang-nhac.mid
Chiኻ?u (G) hôm qua (G) lang thang (G)
trên đường (G)
Hoàng (G) hôn xuống (G) chiều thắm (G)
muôn hương (D)
Chiều (G) hôm qua (G) ḿnh tôi (G) bâng
khuâng (G)
Có (D) mùa thu về (D) tơ vàng (D) vương
vương (G)
Một (G) ḿnh đi (G) lang thang (G) trên
đường (G)
Buồn (G) hiu hắt (G) và nhớ (G) bâng
khuâng (D)
Ḷng (G) xa xôi (G) và sầu (G) mênh mông
(G)
Có (D) nghe lá vàng (D) năo nề (D7) rơi
không (G)
Mùa (C) thu vàng tới (C) là mùa (G) lá
vàng rơi (G)
Và (D) lá vàng rơi (D) khi t́nh (G) thu
vừa khơi (G)
Nhặt (C) lá vàng rơi (C) xem màu (G) lá
c̣n tươi (G)
Nghe (A) chừng như đây (A7) màu tê tái (D)
(D7)
Chiều (G) hôm qua (G) lang thang (G) trên
đường (G)
Nhớ (G) nhớ buồn (G) buồn với (C) chán
chường (D)
Chiều (G) hôm nay (G) trời nhiều (G) mây
vương (G)
Có (D) mùa thu vàng (D) bao nhiêu (D7) là
hương (G) (G)
Phần đệm cho mỗi đoạn như sau:
Đoạn 1
p – ima – ima
Dùng cách đệm căn bản : “nhân 1” cho 1 bài
nhịp 3 = đàn 3 “khảy” cho mỗi ô nhịp
http://vota.com/nhac/guitar/dem/thuvang-main1.mid
Chiều (G) hôm qua (G) lang thang (G)
trên đường (G)
Hoàng (G) hôn xuống (G) chiều thắm (G)
muôn hương (D)
Chiều (G) hôm qua (G) ḿnh tôi (G) bâng
khuâng (G)
Có (D) mùa thu về (D) tơ vàng (D) vương
vương (G)
Đoạn 2
p – i – ma – i – ma – i
“nhân 2” số phách để “khảy” 6 lần trong 1 ô
nhịp
http://vota.com/nhac/guitar/dem/thuvang-main2.mid
Một (G) ḿnh đi (G) lang thang (G) trên
đường (G)
Buồn (G) hiu hắt (G) và nhớ (G) bâng
khuâng (D)
Ḷng (G) xa xôi (G) và sầu (G) mênh mông
(G)
Có (D) nghe lá vàng (D) năo nề (D7) rơi
không? (G)
Đoạn 3
p – i – m – a – m – i
vẫn “nhân 2” số phách, nhưng đàn arpeggio
http://vota.com/nhac/guitar/dem/thuvang-main3.mid
Mùa (C) thu vàng tới (C) là mùa (G) lá
vàng rơi (G)
Và (D) lá vàng rơi (D) khi t́nh (G) thu
vừa khơi (G)
Nhặt (C) lá vàng rơi (C) xem màu (G) lá
c̣n tươi (G)
Nghe (A) chừng như đây (A7) màu tê tái (D)
(D7)
Đoạn 4a
trở về như đoạn 1 : p – ima – ima
http://vota.com/nhac/guitar/dem/thuvang-main4a.mid
Chiều (G) hôm qua (G) lang thang (G)
trên đường (G)
Nhớ (G) nhớ buồn (G) buồn với (C) chán
chường (D)
Đoạn 4b
trở về như đoạn 2 : p – i – ma – i – ma – i
http://vota.com/nhac/guitar/dem/thuvang-main4b.mid
Ch iều (G) hôm nay (G) trời nhiều (G) mây
vương (G)
Có (D) mùa thu vàng (D) bao nhiêu (D7) là
hương (G) (G)
Câu dạo đàn
Dễ nhất là dạo đàn với chuỗi hợp âm căn bản
theo cách “nhân 1”
G - D - G - G
Tuy nhiên bạn có thể dùng 2 câu nhạc cuối
cùng để mở đầu:
Chiều (G) hôm nay (G) trời nhiều (G) mây
vương (G)
Có (D) mùa thu vàng (D) bao nhiêu (D7) là
hương (G) (G)
Để kết thúc, bạn cũng có thể đàn lại câu
cuối
Có (D) mùa thu vàng (D) bao nhiêu (D7) là
hương (G) (G)
Và như vậy th́ trọn bài đệm có thể nghe ra
như sau:
http://vota.com/nhac/guitar/dem/thuvang-all.mid
V ơ Tá Hân
|
|
Logged |
|
|
|
VoTaHan
Special-Guest
VIM_Senior
Gender:
Posts: 160
Profile |
WWW | |
IM |
Các bạn mến
Sau bài MƯA HỒNG và bài THU VÀNG th́ đây là
MIDI files của bài BÊN ĐỜI HIU QUẠNH cho
trọn bộ :
Nghe bài nhạc:
Bạn nào chưa biết bài này có thể nghe qua
MIDI file sau đây:
http://vota.com/nhac/guitar/dem/bendoi-nhac.mid
Bài này có 4 phần lập lại giống nhau
Phần đệm cho mỗi đoạn như sau:
Đoạn 1
trải - nghỉ - trải - trải
Dùng cách đệm căn bản : “nhân 2” cho bài
nhịp 2 = đàn 4 “khảy” cho mỗi ô nhịp . Tuy
nhiên ở đây th́ ta “nghỉ” khảy 3
http://vota.com/nhac/guitar/dem/bendoi-main1.mid
Một (Dm) lần chợt nghe (Dm) quê quán (C)
tôi xưa (F)
Giọng (A) người gọi tôi (A) nghe tiếng
(A7) rất nhu ḿ (Dm)
Ḷng (Dm) thật b́nh yên (Bb) mà sao (C)
buồn thế (F)
Giật (Dm) ḿnh nh́n tôi (Bb) ngồi hát (A7)
bao giờ (Dm)
Điệp Khúc
Sau mỗi đoạn th́ hát điệp khúc
đệm : p - trải - trải - trải
http://vota.com/nhac/guitar/dem/bendoi-dk.mid
Hư m (Dm) ... hưm (C) ... hưm (C) ... hưm
... hưm ... hưm (Dm)
Hưm (Dm) ... hưm (C) ... hưm (C) ... hưm ...
hưm ... hưm (Dm)
Đoạn 2
p – i – am – i
vẫn “nhân 2” số phách để “khảy” 4 lần trong
1 ô nhịp
http://vota.com/nhac/guitar/dem/bendoi-main2.mid
Rồi (Dm) một lần kia (Dm) khăn gói (C) đi
xa (F)
Tưởng (A) rằng được quên (A) thương nhớ
(A7) nơi quê nhà (Dm)
Ḷng (Dm) thật b́nh yên (Bb) mà sao (C)
buồn thế (F)
Giật (Dm) ḿnh nh́n tôi (Bb) ngồi khóc
(A7) bao giờ (Dm)
Đoạn 3
p – i – am – p
tương tự như trước, nhưng lập lại ngón cái
http://vota.com/nhac/guitar/dem/bendoi-main3.mid
Đường (Dm) nào quạnh hiu (Dm) tôi đă (C)
đi qua (F)
Đường (A) về t́nh tôi (A) có nắng (A7)
rất la đà (Dm)
Đường (Dm) thật lặng yên (Bb) ḷng không
(C) ǵ nhớ (F)
Giật (Dm) ḿnh nh́n quanh (Bb) ồ phố (A7)
xa lạ (Dm)
Đoạn 4
Cũng vẫn là 4 khảy nhưng khi qua khảy 4 th́
“nghỉ”
p – i – am - nghỉ
http://vota.com/nhac/guitar/dem/bendoi-main4.mid
Đư ờng (Dm) nào d́u tôi (Dm) đi đến (C)
cơn say (F)
Một (A) lần nằm mơ (A) tôi thấy (A7) tôi
qua đời (Dm)
Dù (Dm) thật lệ rơi (Bb) ḷng không (C)
buồn mấy (F)
Giật (Dm) ḿnh tỉnh ra (Bb) ồ nắng (A7)
lên rồi (Dm)
Câu dạo đàn
Có thể dùng câu điệp khúc để dạo đàn
Và như vây th́ trọn bài đệm có thể nghe ra
như sau:
http://vota.com/nhac/guitar/dem/bendoi-all.mid
In tro : Dm – C – C – Dm - Dm – C – C -
Dm - Dm
Một (Dm) lần chợt nghe (Dm) quê quán (C)
tôi xưa (F)
Giọng (A) người gọi tôi (A) nghe tiếng
(A7) rất nhu ḿ (Dm)
Ḷng (Dm) thật b́nh yên (Bb) mà sao (C)
buồn thế (F)
Giật (Dm) ḿnh nh́n tôi (Bb) ngồi hát (A7)
bao giờ (Dm)
ĐK : Dm – C – C – Dm - Dm – C – C - Dm -
Dm
Rồi (Dm) một lần kia (Dm) khăn gói (C) đi
xa (F)
Tưởng (A) rằng được quên (A) thương nhớ
(A7) nơi quê nhà (Dm)
Ḷng (Dm) thật b́nh yên (Bb) mà sao (C)
buồn thế (F)
Giật (Dm) ḿnh nh́n tôi (Bb) ngồi khóc
(A7) bao giờ (Dm)
ĐK : Dm – C – C – Dm - Dm – C – C - Dm -
Dm
Đường (Dm) nào quạnh hiu (Dm) tôi đă (C)
đi qua (F)
Đường (A) về t́nh tôi (A) có nắng (A7)
rất la đà (Dm)
Đường (Dm) thật lặng yên (Bb) ḷng không
(C) ǵ nhớ (F)
Giật (Dm) ḿnh nh́n quanh (Bb) ồ phố (A7)
xa lạ (Dm)
ĐK : Dm – C – C – Dm - Dm – C – C - Dm -
Dm
Đường (Dm) nào d́u tôi (Dm) đi đến (C)
cơn say (F)
Một (A) lần nằm mơ (A) tôi thấy (A7) tôi
qua đời (Dm)
Dù (Dm) thật lệ rơi (Bb) ḷng không (C)
buồn mấy (F)
Giật (Dm) ḿnh tỉnh ra (Bb) ồ nắng (A7)
lên rồi (Dm)
ĐK & Kết : Dm – C – C – Dm - Dm – C – C
- Dm - Dm
Vơ Tá Hân
|
|
Logged |
|
|
|
daibang
VIM_Member
Posts: 1
I Love VIM !
Profile | |
IM |
Cám ơn bác Hân rất nhiều. Bài
viết của bác rất chi tiết và dể hiểu.
|
|
Logged |
|
|
|
baby-muk
VIM_Member
Posts: 1
I Love VIM !
Profile |
E-Mail |
IM |
Quote:
Sau này khi đàn khá hơn, bạn
có thể thử “chạy bass” 2 nốt
bằng cách thay thế “khảy” 5
và 6. Thí dụ từ Am qua C ,
thay 2 “khảy” 5 & 6 của Am
bằng hai nốt A, B và khi đàn
th́ sẽ nghe là A --- A-B-C
---- |
|
Bác Hân ơi!
Cháu ko hiểu đọan “chạy bass” 2 nốt bằng
cách thay thế “khảy” 5 và 6. Nếu như đi từ
Am qua C , thay 2 “khảy” 5 & 6 của Am bằng
hai nốt F va G chứ đâu phải là A va B như
bác nói??
Mong bác giải thích lại phần chạy bass.
Cám ơn bác Hân nhiều!
|
|
Logged |
|
|
|
vtranhoang
VIM_Member
Posts: 10
I Love VIM !
Profile | |
IM |
Cám ơn anh Hân đă post thêm
mấy midi files , giup tui em nghe va h́nh
dung đươc từng mẫu đệm, rất là good , mong
anh cũng làm như vậy cho những điêu sau nhé
.Thanks anh . |
|
Logged |
|
|
|
VoTaHan
Special-Guest
VIM_Senior
Gender:
Posts: 160
Profile |
WWW | |
IM |
on 09/25/04 at 20:56:41,
baby-muk wrote:
Bác Hân ơi!
Cháu ko hiểu đọan “chạy
bass” 2 nốt bằng cách thay
thế “khảy” 5 và 6. Nếu như
đi từ Am qua C , thay 2
“khảy” 5 & 6 của Am bằng hai
nốt F va G chứ đâu phải là A
va B như bác nói??
Mong bác giải thích lại phần
chạy bass.
Cám ơn bác Hân nhiều!
|
|
Lấy thí dụ chuỗi 3 hợp âm Am - C - D ( đệm
bài House of the Rising Sun) và chú ư tới
những nốt đệm của 2 hợp âm Am và C.
Theo cách đệm căn bản th́ :
Am sẽ đàn A - A - C - E - C - A ( dây
5-3-2-1-2-3 )
C sẽ đàn C - G - C - E - C - G (dây
5-3-2-1-2-3)
Có thể "chạy bass" bằng cách
1) Thay thế "khảy" 6 (nốt A dây 3) bằng nốt
B (bấm 2, dây 5)
2) Thay thế "khảy" 5 và 6 nghĩa là đổi 2 nốt
C (dây 2) và A (dây 3) ở trên, bằng A (không
bấm, dây 5) và B ( bấm 2, dây 5)
Bạn có thể nghe thí dụ không chạy bass và 2
thí dụ chạy bass sau đây:
http://vota.com/nhac/guitar/dem/chaybass.mid
Thâ n mến
Vơ Tá Hân
|
|
Logged |
|
|
|
Anthuynhan
VIM_Junior Member
Gender:
Posts: 26
I Love VIM !
Profile |
E-Mail |
IM |
Anh Hân mến .
Những bài viết của anh rất súc tích , dễ
hiểu , có ích cho những người không có nhiều
th́ giờ " đi học " như em .
Cám ơn anh . Hẹn gặp anh tại SG sắp tới .
Thân mến
An thùy Nhân
( Một cơi riêng mang) |
|
Logged |
|
|
|
hfl_nz
VIM_Member
Posts: 4
I Love VIM !
Profile | |
IM |
Chú Hân cho cháu hỏi xíu ạ.
Đế đánh tiết điệu của 1 bài hát, chú chia ra
3 loại nhịp chẵn, nhịp lẻ và nhịp 6. Vậy
chẳng lẽ các điệu lẻ (điệu nhịp 3: valse,
boston) lại đánh giống nhau sao?(tương tự
các loại nhịp chẵn cũng vây). Chắc chắn phải
có chỗ khác nhau đặc trưng chứ. Vậy chỗ khác
nhau là ǵ ?
Cháu c̣n nghe nói, thay v́ đánh rải hợp âm,
ta có thể đánh theo kiểu "quạt trả" (ngón
cái nắm vào ngón trỏ, đánh lên đánh xuống),
chú có thể nói cho cháu rỏ hơn được không?
Cháu cám ơn chú. |
|
Logged |
|
|
|
VoTaHan
Special-Guest
VIM_Senior
Gender:
Posts: 160
Profile |
WWW | |
IM |
Đánh rải hợp âm:
Muốn đánh rải th́ có nhiều cách, giản dị
nhất là dùng ngón cái hoặc ngón trỏ . Ngoài
ra bạn c̣n có thể :
a) Dùng ngón cái nắm vào ngón trỏ theo kiểu
“quạt trả” .
b) Dùng miếng khảy đàn (mediator) cầm giữa
ngón cái & ngón trỏ
c) Dùng 2 ngón trỏ hoặc rasguedo (kỹ thuật
flamenco) : đánh trải bằng các ngón út-a-m-i
từ dây 6 đến dây 1 v.v…
Tất cả các cách trên đây đều tùy thuộc vào
bài nhạc ḿnh cần đệm. Chẳng hạn như khi
phải đệm cho một nhóm bạn bè hợp ca một bài
nhạc hùng như “Nối Ṿng Tay Lớn” th́ không
thể nào dùng lối “finger picking” p-ami v.v…
v́ tiếng đàn sẽ bị át mất. Lúc ấy bạn cần
đánh rải thật mạnh bằng các cách a,b,hay c
trên đây
Phân Loại Các Nhịp Điệu
Qua một số bài tập ở phần trên, các bạn thực
sự đă đàn một số nhịp điệu thông dụng, chỉ
có điều là chúng ta chưa gọi tên những nhịp
điệu này mà thôi. Lấy thí dụ khi đệm bài
“Bên Đời Hiu Quạnh”, th́ trong một bài này
mà các bạn đă biến đổi cách đệm từ Slow, qua
Slow Fox, Swing v.v…
Tôi nghĩ rằng cách hay nhất là tạm thời chia
c ách đệm các bài nhạc ra thành 4 nhóm:
1. Gia đ́nh SLOW : Gồm những bài nhịp
chẵn (2/2, 2/4, 4/4, 6/8 …) . Tùy cách nhân
1, nhân 2 và tùy tốc độ nhanh chậm, người ta
sẽ có các nhịp điệu sau đây: Slow, Slow
Fox, Blues, Swing, March , Fox trot, One
Step, Two Step, Swing Fox, Boogie Woogie
(Jive) . Nếu dùng cách nhân 3 thỉ sẽ đưa
đến nhịp Slow Rock. Chúng ta sẽ đi vào chi
tiết các loại nhịp điệu này sau
2. Gia đ́nh VALSE : Gồm những bài nhịp
lẻ (3/4 v…) . Tùy đàn nhanh chậm mà ta sẽ
có Boston, Valse Lente, Valse Musette. Nhân
3 th́ sẽ có Serenade, dùng nhịp chỏi th́ có
Java v.v…
3. Gia đ́nh các nhịp khiêu vũ thông
dụng: Từ nhóm nhịp chẵn của gia đ́nh Slow,
nếu thay đổi tiết tấu, dùng nhịp chỏi th́
cũng có thể đưa đến những nhịp điệu khiêu vũ
này. Tuy nhiên tạm thời để dễ học, ta hăy
xếp những nhịp điệu này vào 1 nhóm riêng,
gồm có những điệu như : Rumba, Bolero,
Tango, Habanera, Pasodoble,Rock, Twist v.v…
4. Các loại đệm khác: Phần này gồm
những bài nhạc với phong cách đệm tự do (thí
dụ như bài “T́nh Ca” của Phạm Duy th́ không
thể đệm một cách đều đặn theo các cách đă
phân loại như trên mà phải đệm theo lối tự
do. Những bài nhạc trẻ như nhạc Đức Huy
v.v.. cũng có những cách đệm khác) Trong
phần này, có thể chúng ta cũng sẽ bàn đến
cách đệm nhạc “cao bồi” theo lối dân ca Mỹ.
Lối đệm này mà đưa vào để đệm nhạc Việt th́
e là không hợp, nhưng khi có th́ giờ th́
chúng ta sẽ lần lượt bàn đến cho … vui cửa
vui nhà !
Trên đây đại khái là chương tŕnh học đệm
trong thời gian tới. Trong nay mai tôi sẽ
đi vào chi tiết về những nhịp điệu trong gia
đ́nh SLOW.
Thân mến
Vơ Tá Hân
|
|
Logged |
|
|
|
VoTaHan
Special-Guest
VIM_Senior
Gender:
Posts: 160
Profile |
WWW | |
IM |
Các Nhịp Điệu thuộc nhóm SLOW :
Như đă nói ở phần trên, tùy theo những thay
đổi trong ô nhịp mà ta sẽ có những nhịp điệu
mang tên khác nhau. Những thay đổi này có
thể do
a) đổi tốc độ,
b) đổi số “khảy” v́ áp dụng lối nhân 1, nhân
2, nhân 3,
c) đổi cách chạy bass,v.v..
Nhóm SLOW là nhóm thông dụng nhất gồm những
bài nhịp chẵn (2/2, 2/4, 4/4, 6/8 …) . Bắt
đầu với cách nhân 1 (có 2 phách th́ khảy 2
lần, 4 phách th́ khảy 4 lần) :
NHÂN 1:
Điệu SLOW : Slow là nhịp điệu chậm d́u dặt
và dễ đàn nhất . Với cách nhân 1, bạn chỉ
cần đánh trải (rải) mỗi phách một lần toàn
bộ các nốt của hợp âm. Tuy nhiên thông
thường để nghe cho hay th́ người ta hay ngắt
“trải” thứ hai, để cho có 1 sự cách biệt mỗi
2 phách .
Đệm Slow hợp âm Am.
Đếm 1 2 ngắt 3 4 ngắt
E-----0-------0-------0-------0---
B-----1-------1-------1-------1---
G-----2-------2-------2-------2---
D-----2-------2-------2-------2---
A-----0-------0-------0-------0---
E--- --------------------------------
“Ngắt” là làm cho hợp âm vừa đàn tắt tiếng
ngay. Nếu viết thành nốt nhạc th́ sẽ là:
Phách 1: đen
Phách 2: móc đơn + lặng móc đơn .
“Ngắt” là thể hiện của dấu “lặng móc đơn”
này
Nghe đệm điệu Slow chuỗi 4 hợp âm Am – Dm –
E7 – Am như sau :
http://vota.com/nhac/guitar/dem/slow1.mid
SLO W FOX : Tương tự như SLOW nhưng đệm
nhanh hơn
SWING : Tương tự như SLOW FOX nhưng nhanh và
nhộn hơn
BLUES : Tương tự như SLOW, nhưng có thể
không cần ngắt ở phách hai, nghĩa là đánh
trải 2 hợp âm đều đặn, chậm và đậm tính day
dứt ! Thực sự nghe ra th́ rất gần với SLOW
MARCH : Cũng vẫn 2 phách nhưng đàn một cách
mạnh mẽ, rắn rỏi : p - trải – p - trải
Đếm 1 2 3 4
E-------------0---------------0---
B-------------1---------------1----
G-------------0---------------0----D-------------2---------------2----
A-----3---------------3------------
E-----------------------------------
Nói chung là những nhịp điệu trên đây đều
cùng 1 gốc từ SLOW và chỉ khác nhau ở chỗ
đàn nhanh hay chậm, dịu dàng hay cứng cỏi
NHÂN HAI
Những nhịp trên đây có thể đàn theo cách
nhân hai, nghĩa là 1 phách sẽ đàn 2 “trải”,
và cũng từ đó mà ta sẽ có vài biến thể mới :
FOX TROT : Nhanh và nhịp nhàng hơn FOX - Mỗi
phách sẽ đàn:
bass móc đơn + trải móc kép + nghỉ móc kép .
Thường viết ở nhịp 2/4 - Xin nghe thí dụ sau
đây:
http://vota.com/nhac/guitar/dem/slow2.mid
ONE -STEP : Mang nhịp MARCH ra đệm theo lối
“nhân hai” th́ nghe sẽ bớt cứng cỏi, mà lại
nhịp nhàng như FOX TROT. Thường viết ở nhịp
2/4, mỗi phách đàn 2 nốt móc đơn : p + trải
(không ngắt)
http://vota.com/nhac/guitar/dem/slow3.mid
TWO -STEP : MARCH là nhịp đệm quân hành viết
ở nhịp chẵn 2/4 hay 4/4. Nay nếu mang ra
đàn ở nhịp kép 6/8 (cũng có 2 phách) , mỗi
phách gồm : bass nốt đen + trải móc đơn ,
th́ nhịp hành khúc này nghe sẽ dịu và khoan
thai hơn.
http://vota.com/nhac/guitar/dem/slow4.mid
SWING FOX : Vẫn từ nhịp điệu 2 phách của
SLOW , nếu kết hợp phách đầu nhân 1, phách
sau nhân 2 th́ sẽ nghe ra rất nhịp nhàng và
nhún nhảy. Đây là nhịp điệu SWING FOX
http://vota.com/nhac/guitar/dem/slow5.mid
SWING (nhanh) : Ở mục “nhân 1” ta đă có điệu
SWING chậm gồm trải đen + trải móc đơn +
nghỉ móc đơn. Nay nếu “nhân 2” để có :
Phách 1 : Trải móc đơn chấm + trải móc kép
Phách 2 : Trải móc đơn + nghỉ móc đơn >> đây
là điệu SWING (nhanh) .
>>>Nên chú ư là ở phách 1, khi đánh trải móc
kép th́ dùng cách “trải ngược” nghĩa là dùng
ngón trỏ đánh trải từ dây 1 đến 6 rất nhanh.
Thông thường lâu nay mỗi lần nói đánh trải
(rải) th́ ta đàn các nốt theo chiều từ dây 6
đến dây 1 (trải thuận chiều)
Nghe mô tả như trên thật rườm rà nhưng nếu
nghe qua thí dụ sau đây th́ thực sự không
khó:
http://vota.com/nhac/guitar/dem/slow6.mid
BOOGIE WOOGIE (JIVE) - Nếu mang điệu SWING
ra đàn và lại thêm phần chạy bè trầm (bass)
th́ ta sẽ có nhịp điệu BOOGIE WOOGIE nhộn
nhịp rộn ràng.
Trong thí dụ sau đây :
Khi đệm ở hợp âm G (2 ô nhịp) th́ ngón cái
chạy bass: G – B – D – E – F – E – D – B
Khi qua C ( 2 ô nhịp) th́ ngón cái chạy bass
: C – E – G – A – Bb – A – G – E
Trước khi chấm dứt :
1 ô nhịp ở D th́ bass là D – F# - A – D ,
1 ô nhịp ở C th́ bass là C – E – G – C .
Dứt ở hợp âm G
http://vota.com/nhac/guitar/dem/slow7.mid
NHÂN BA
Tử điệu SLOW, nếu mỗi phách là 1 dấu đen,
nay “nhân 3” (thành ra liên ba móc đơn) th́
ta sẽ có SLOW ROCK . Điệu SLOW ROCK có thể
viết ở nhịp 4/4 hay 6/8 ( 6 nốt móc trong 1
ô nhịp) . Trong một bài trước, tôi đă tŕnh
bày về 2 lối đệm SLOW ROCK cho phần đầu và
điệp khúc của bài nhạc rồi, nên sẽ không
nhắc lại ở đây
******************
Trước khi chấm dứt bài về nhóm nhịp điệu
SLOW, tôi xin khuyên các bạn thực sự không
nên quá chú ư đến phần h́nh thức, tên các
nhịp điệu rắc rối nói trên mà thêm … nhức
đầu!
Đối với các bài nhạc Việt, cầm cây đàn trên
tay, nh́n vào 1 bài nhạc nhịp chẵn, bạn chỉ
cần chọn các hợp âm tay trái sao cho êm tai
, rồi th́ dựa trên những nguyên tắc căn bản,
nhân 1, 2, 3 , tùy sức đàn mà bạn có thể chế
biến để tự đệm bài nhạc dựa theo cảm xúc của
ḿnh. Như vậy th́ mới có thêm yếu tố sáng
tạo và mỗi lần đệm sẽ khác nhau tùy cảm hứng
của ḿnh …
Thân mến
Vơ Tá Hân
|
|
Logged |
|
|
|
VoTaHan
Special-Guest
VIM_Senior
Gender:
Posts: 160
Profile |
WWW | |
IM |
Các Nhịp Điệu thuộc nhóm VALSE :
Nhóm VALSE gồm những bài nhịp ba, giản dị
hơn nhóm SLOW nhiều, v́ chỉ có vài nhịp
điệu, biến đổi từ:
a) đổi tốc độ,
b) đổi số “khảy” v́ áp dụng lối nhân 1, nhân
2, nhân 3,
Bắt đầu với cách nhân 1 (có 3 phách th́ khảy
3 lần) :
NHÂN 1:
Điệu VALSE : Bạn chỉ cần đánh :
Phách 1: ngón cái (p) nốt bass mang tên hợp
âm
Phách 2 & 3 : Trải toàn bộ các nốt của hợp
âm.
Bạn cũng có thể ngắt “trải” thứ hai và thứ
ba.
Đệm VALSE hợp âm Am.
Đếm 1 2 3
E-------------0-------0-----
B-------------1-------1-----
G-------------2-------2-----
D----------- -----------------
A-----0----------------------
E------------------------- ---
Như đă nói trên, “ngắt” là làm cho hợp âm
vừa đàn tắt tiếng ngay. Nếu viết thành nốt
nhạc th́ sẽ là:
Phách 1: đen
Phách 2 & 3: móc đơn + lặng móc đơn .
VALSE MUSETTE : Tương tự như VALSE nhưng
đệm nhanh hơn
BOSTON : Tương tự như VALSE nhưng đệm rất
chậm
NHÂN HAI
Nhịp VALSE trên đây có thể đàn theo cách
nhân hai, nghĩa là 1 phách sẽ đàn 2 “trải”,
một ô nhịp sẽ đàn 6 trải. Người ta thường
gọi đây là nhịp VALSE LENTE (cũng tương tự
như BOSTON theo cách “nhân hai”)
Trong bài THU VÀNG, ta đă đệm cách này như
sau:
p – i – ma – i – ma – i
http://vota.com/nhac/guitar/dem/thuvang-main2.mid
NHÂN BA
Với mỗi phách là 1 dấu đen, nay “nhân 3”
(thành ra liên ba móc đơn) th́ ta sẽ có
SERENADE .
Trong thí dụ sau đây th́ cách đệm là :
P – i – m - p – i – m - p – i –m
http://vota.com/nhac/guitar/dem/serenade.mid
Tóm tắt lại th́ gia đ́nh VALSE chỉ có mấy
điệu trên đây là chính. Trong bài tới tôi
sẽ viết về nhóm RUMBA .
Thân mến
Vơ Tá Hân
|
|
Logged |
|
|
|
hfl_nz
VIM_Member
Posts: 4
I Love VIM !
Profile | |
IM |
on 10/01/04 at 03:44:00,
VoTaHan wrote:
VALSE MUSETTE : Tương tự
như VALSE nhưng đệm nhanh
hơn
BOSTON : Tương tự như VALSE
nhưng đệm rất chậm
|
|
Thưa chú. Theo cháu hiểu th́ Valse Mustte
đệm nhanh hơn điệu Valse nhưng vẫn phải đủ 2
phách 1 nhịp. Như vậy để đệm nhanh hơn th́
mỗi nhịp phải nhanh hơn. Nói cách khác th́
mỗi đập chân phải nhanh hơn. Cháu hiểu như
vậy có đúng không ạ?
on 10/01/04 at 03:44:00,
VoTaHan wrote:
NHÂN BA
Với mỗi phách là 1 dấu đen,
nay “nhân 3” (thành ra liên
ba móc đơn) th́ ta sẽ có
SERENADE .
Trong thí dụ sau đây th́
cách đệm là :
P – i – m - p – i – m -
p – i –m |
|
Như chú nói ở trên th́ điệu Valse nhân 3 lên
sẽ thành điệu Serenade. Vậy cháu đệm như thế
này:
p - i - ma - p - i - ma - p - i -
ma
hoac la: p - a - i - p - a - i - p - a - i
...
Như vậy th́ có đúng không thưa chú? Nếu đúng
th́ xin chú chỉ cho cháu điệu nào là thông
dụng. Tương tự như vậy với những điệu khác.
Cám ơn chú.
Ḿnh có một số điệu t́m được trên mạng. Các
điệu này được làm bằng GP4. Nếu bạn nào có
hứng thú, ḿnh sẽ up lên cho. |
|
Logged |
|
|
|
satthat
VIM_Member
Posts: 2
I Love VIM !
Profile | |
IM |
cám ơn chú Hân, bài viết chú
dễ hiểu lắm.
Cháu vừa upload phiên bản mới của F inale
2005, cái này giúp mở các f ile midi của chú
th́ tuyệt!
http://s9.yousendit.com/d.aspx?id=34A4D61A2507253B6302F4E4068E93
7E
tổng cộng 270Mb, các bạn nào giúp upload lại
nhé,
Không biết chú Hân có cái f ile midi của
cách đánh slow mà chú nói là đúng mùi khong(
cách chia ra làm 12 nhịp,) tụi cháu muốn
biết rơ thêm .
Chúc chú khoẻ, |
|
Logged |
|
|
|
VoTaHan
Special-Guest
VIM_Senior
Gender:
Posts: 160
Profile |
WWW | |
IM |
on 10/01/04 at 09:22:51,
hfl_nz wrote:
Thưa chú. Theo cháu hiểu th́
Valse Mustte đệm nhanh hơn
điệu Valse nhưng vẫn phải đủ
2 phách 1 nhịp. Như vậy để
đệm nhanh hơn th́ mỗi nhịp
phải nhanh hơn. Nói cách
khác th́ mỗi đập chân phải
nhanh hơn. Cháu hiểu như vậy
có đúng không ạ?
Như chú nói ở trên th́ điệu
Valse nhân 3 lên sẽ thành
điệu Serenade. Vậy cháu đệm
như thế này:
p - i - ma - p -
i - ma - p - i - ma
hoac la: p - a - i - p - a -
i - p - a - i
...
Như vậy th́ có đúng không
thưa chú? Nếu đúng th́ xin
chú chỉ cho cháu điệu nào là
thông dụng. Tương tự như vậy
với những điệu khác.
Cám ơn chú.
Ḿnh có một số điệu t́m được
trên mạng. Các điệu này được
làm bằng GP4. Nếu bạn nào có
hứng thú, ḿnh sẽ up lên
cho. |
|
Khi đệm nhanh th́ nhịp đập chân sẽ phải
nhanh hơn . Tuy nhiên nếu cứ phải đập nhịp
3 đủ cả ba phách cho cả bài th́ ... mỏi chân
lắm ! Do đó khi quen nhịp rồi th́ ḿnh chỉ
cần giữ một nhịp mạnh đầu tiên cho mỗi ô
nhịp là cũng đủ . Bạn c̣n biết nhắc đến
việc giữ nhịp bằng chân là hay lắm đấy !
Thường th́ mọi người hay ... lười mà không
chịu đập nhịp !
Các cách đệm serenade mà bạn đề nghị đều
đúng cả . Điều quan trọng là cần giữ cho
thật đều, sao cho giữa các nhóm nốt mà ḿnh
đàn không bị ngắt quăng . Điều này tuỳ ở
tŕnh độ kỹ thuật tay mặt của mỗi người .
Những nhịp điệu mà tôi tŕnh bày ở đây chỉ
là cái sườn căn bản mà thôi . Các bạn nên
thử chế biến ra những cách khác dựa trên
nguyên tắc căn bản .
Nếu bạn có các điệu khác th́ xin gửi lên
mạng cho mọi người khác cùng xem và học hỏi
nhé
Thân mến
Vơ Tá Hân
|
|
Logged |
|
|
|
VoTaHan
Special-Guest
VIM_Senior
Gender:
Posts: 160
Profile |
WWW | |
IM |
on 10/04/04 at 17:10:14,
satthat wrote:
cám ơn chú Hân, bài viết chú
dễ hiểu lắm.
Cháu vừa upload phiên bản
mới của F inale 2005, cái
này giúp mở các f ile midi
của chú th́ tuyệt!
http://s9.yousendit.com/d.aspx?id=34A4D61A2507253B6302F4E4068E93
7E
tổng cộng 270Mb, các bạn nào
giúp upload lại nhé,
Không biết chú Hân có cái f
ile midi của cách đánh slow
mà chú nói là đúng mùi
khong( cách chia ra làm 12
nhịp,) tụi cháu muốn biết
rơ thêm .
Chúc chú khoẻ, |
|
Tôi viết nhạc bằng program FINALE nên nếu
dùng FINALE để đọc th́ đúng nhất rồi . Tôi
dùng FINALE từ khi c̣n phải mua version 3.0
bằng diskette , sau đó đổi qua v.97 rồi 2003
. Bây giờ đă có v.2005 rồi sao ? Tôi sẽ
thử download, tuy nhiên mỗi lần thay đổi là
sẽ ảnh hưởng những files nhạc cũ và đồng
thời có khi phải làm lại các templates đặc
biệt
Về cách đánh slow 12 nhịp (?) th́ tôi không
nhớ là đă viết ở đoạn nào. Có lẽ đó là số
"khảy" .
Thân mến
Vơ Tá Hân |
|
Logged |
|
|
|
satthat
VIM_Member
Posts: 2
I Love VIM !
Profile | |
IM |
Đúng là số lần khảy chú Hân,
không biết chú hay có ai có trục trặc ǵ cài
đặt F inale khộng, dùng nero để burn cái f
ile . cue hoặc là dùng iso buster để mở f
ile bin sau đó chạy setup.
Chú Hân có thể cài thêm một ope rating sy
stem nữa rồi cài f inale lên cho bảo đảm,
nếu trước đây chú mua th́ cháu nghĩ họ có
cho f r e e update lên 2005.
Mấy điệu nhạc hfl_nz p o s t là của anhhung
xadieu ben vietguita r .com soan đó.
|
|
Logged |
|
|
|
khongco
VIM_Member
Posts: 5
I Love VIM !
Profile |
E-Mail |
IM |
chu han oi chu co the chi cho
chau cach dem bai Y E S T E R D A Y cua the
beatle duoc ko a chau rat thich bai nay
nhung ko biet dem nhu the nao ........ko ai
huong dan cho chau ca.........chu giup chau
vọi .
chau cam on chu mhieu lam ! |
|
Logged |
|
|
|
vtranhoang
VIM_Member
Posts: 10
I Love VIM !
Profile | |
IM |
Anh Phong oi, lau qua' anh
đi đâu mất tiêu rồi. Tụi em đang đợi anh
hướng dẫn thêm những bài kế tiếp đó
Cám ơn anh . |
|
Logged |
|
|
|
VoTaHan
Special-Guest
VIM_Senior
Gender:
Posts: 160
Profile |
WWW | |
IM |
Các Nhịp Điệu thuộc nhóm
RUMBA :
Nhóm RUMBA gồm những điệu như RUMBA, BOLERO,
MAMBO, CHA CHA CHA, CALYPSO .. tuy nhiên
trong nhạc Việt Nam th́ thông dụng nhất vẫn
là RUMBA & BOLERO. Do đó trong phần này
chúng ta sẽ bàn đến tiết điệu RUMBA căn bản
và biến điệu thông dụng nhất là BOLERO
Điệu RUMBA : Thường viết ở nhịp 4/4 và tay
mặt đệm theo lối NHÂN HAI, nghĩa là sẽ có 8
khảy trong mỗi ô nhịp
Đệm Rumba hợp âm Am như sau:
Đếm 1 2 3
4
E----------0-----0----------0-----0------------0-------
B----------1-----1----------1-----1------------1-------
G----------2-----
2----------2-----2------------2-------
D-------------------------------------
-------------------
A-----0----------------0--------------------------------<
br>E---
--------------------------------------0-------------
Từ nhịp điệu chính trên đây, ta sẽ có Rumba
Lente, Rumba Argentina, Rumba Moderato
v.v... mà chúng sẽ bàn vào một dịp khác
Điệu BOLERO : Thường được viết ở nhịp 2/2
(2 phách trong mỗi ô nhịp) và cũng có 8 khảy
trong mỗi ô nhịp.
Đệm Bolero hợp âm Am như sau:
Đếm 1 & 2
&
E----------0-----------0--------------0-----------0-------
B----------1--
---------1--------------1-----------1-------
G----------2-----------2--------
------2-----------2-------
D-------------------------------------------------
----------
A-----0------------------------0---------------------------
E-- -
-----------------------------------------0-------------
B ÀI TẬP: Đệm bài NẮNG CHIỀU của Lê Trọng
Nguyễn.
Nghe midi bài này tại link sau đây:
http://vota.com/nhac/guitar/dem/nangchieu.mid
Lời bài nhạc và các hợp âm trong bài như
sau:
Qua bến(G) nước xưa(Em) lá hoa về(C)
chiều ... (D7)
Lạnh lùng(G) mềm đưa(Em) trong nắng
lưa(Am) thưa ... (D7)
Khi đến(G) cuối thôn(C) chân bước
không(G) hồn ... (G)
Nhớ sao(Am) là nhớ(D7) đến người
ngày(D7) thơ ... (D7)
Anh nhớ(G) trước đây(Em) dáng em
gầy(C) gầy(D7)
Dịu dàng(G) nh́n anh(Em) đôi mắt
long(Am) lanh(D7)
Anh nhớ(G) bước em(C) khi nắng
vương(G) thềm ... (G)
Má em(Am) mầu ngà(D7) tóc thề nhẹ(G)
bay ... (G)
Nay anh về(Em) qua sân nắng(Em)
chạnh nhớ câu thề(Em) tim tái tê(Am)
chẳng biết bây giờ(D7)
người em gái(D7) duyên ghé về đâu(G) ...
(G)
Nay anh về(Em) nương dâu úa(Em)
giọng hát câu ḥ(Em) thôi hết đưa(Am)
h́nh bóng yêu kiều(D7)
kề hoa tím(Bm) biết đâu mà t́m(C) ...
(D7)
Anh nhớ(G) xót xa(Em) dưới tre lá (C)
ngà..... (D7)
Gợn buồn(G) nh́n anh(Em) em nói:
"Mến(Am) anh!"... (D7)
Mây lướt(G) thướt trôi(C) khi nắng
vương(G) đồi ... (G)
Nhớ em(Am) dịu hiền(D7) nắng chiều
ngừng(G) trôi... (G)
Thay v́ chỉ đệm 1 cách từ đầu đến cuối nghe
ra sẽ rất chán tai, các bạn nên luôn t́m
cách biến đổi các nhịp đệm. Chẳng hạn như
bài này có thể đệm theo 3 cách sau đây:
1. Dùng cho đoạn A 1 , 4 câu đầu: Đệm
Bolero căn bản, nhưng thay đổi 2 nốt bass
cuối
Đếm 1 & 2
&
E----------3-----------3--------------3------------3-------
B----------0-
----------0--------------1------------1-------
G----------0-----------0------
--------2------------2-------
D-------------------------------0--------------
-------------
A----------------------------------------------1------------
E-----2-----------------------------------------------------
2. Dùng cho đoạn A 2 , 4 câu tiếp theo và 4
câu cuối bài: Đệm theo lối đánh trải:
Đếm 1 & 2
&
E-----------------3-------------------------------------------
B---------
----0----------0--------------------0--------------
G---------0--------------
-------0--------------------0-------
D---------------------------------------
0--------------------
A------------------------------------------------------
-------
E-----2-------------------------------------------------------
3. Dùng cho đoạn điệp khúc: Đệm theo lối
chỉ dùng ngón cái
Đếm 1 2 3
4
^ V
V ^ V
E-------------------3------3-------------3-----3------3-------
B---------
------0----------0-------------0-----0------0-------
G-------------0---------
---0-------------0-----0------0-------
D-----------0-------------------------
--------------------------
A---------1---------------------------------------
--------------
E-----2-------------------------------------------------------
-
Điểm quan trọng nhất ở đây là dấu “ V “ .
Bạn đánh dấu V này bằng cách dùng ngón cái
khảy ngược từ dưới lên trên ( từ dây 1 đến
dây 6)
Nghe midi phần đệm bài Nắng Chiều :
http://vota.com/nhac/guitar/dem/bolero.mid
Đ ể dạo đàn th́ bạn có thể dùng câu cuối
hoặc dạo chuỗi hợp âm căn bản
Thân mến
Vơ Tá Hân
|
|
Logged |
|
|
|
KT7
VIMSpiderman
Gender:
Posts: 2738
Profile |
E-Mail |
IM |
Cái web site của anh Hân, sao không nghe
được điệu Rumba này ?
KT7
|
|
Logged |
|
|
|
VoTaHan
Special-Guest
VIM_Senior
Gender:
Posts: 160
Profile |
WWW | |
IM |
on 10/26/04 at 22:04:21,
KT7 wrote:
Cái web site của anh Hân,
sao không nghe được điệu
Rumba này ?
KT7 |
|
Trong phần này tôi chỉ đưa lên 2 midi files
của bài Nắng Chiều mà thôi . Có mấy thí dụ
đệm Rumba và Bolero có lẽ khi nào có dịp th́
tôi sẽ post lên cùng với các điệu khác. Tôi
mới thử lại 2 cái links đều nghe được cả.
KT7 coi lại xem sao nhe'
Vơ Tá Hân |
|
Logged |
|
|
|
VoTaHan
Special-Guest
VIM_Senior
Gender:
Posts: 160
Profile |
WWW | |
IM |
Các bạn mến
Cuối tuần này, tôi vừa chuyển những bài viết
trong phần "Tự Học Đệm Guitar" này vào
website http://vota.com/nhac
. Đồng thời tôi cũng đă đưa vào đây một
Bảng Ghi Cách Đệm của hơn 30 điệu căn bản để
các bạn có thể tham khảo
Thân mến
Vơ Tá Hân |
|
Logged |
|
|
|
Nobita_guitar
Vim-God
VIM_King
Gender:
Posts: 732
I love guitar.
Profile | |
IM |
Bác Hân thật là nhiệt t́nh.
Những tài liệu của bác Hân thật quư giá.
Kính.
Nobita
|
|
Logged |
I
love guitarist Julian Bream
Ôm đàn guitar
Tấu farruca
Nhảy flamenco
Gơ tiếng bongo |
|
|
lenenwa
VIM_Member
Posts: 1
I Love VIM !
Profile | |
IM |
Con cha`o ba'c Ha^n !!!
Con hoc da`n chua duoc bao lau nhung niem
dam me^ thi khong the dien ta duoc! con tap
da`n toi ngay !!!Cung don gian vi bay gio
con dang du hoc o Nga_ Viec la`m ban voi cay
da`n ghita cung la giai phap giup cho minh
giai tri tot >
Con chi tap de^.m thoi ! Ban dau thi con
du`ng cach ra?i bang tay phai *giong nhu
classical* vay! nhung nghe loi khuyen cua
cac anh di truoc con da~ chuyen sang du`ng
mediator*phim gay* noi chung la chua quen
lam !!!
Con nghe cac file midi cua ba'c hi`nh nhu da
phan deu la du`ng cac ngon tay phai de da'nh
chu khong phai du`ng phi'm )_Con muon hoi
viec du`ng phi'm ga?y thi co' anh huong gi
den viec tap theo giao tri`nh ba'c da~ dua
ra khong ah?
Viec con hoi don gian _ nhung hi vong bac
tra loi cho con !!!
Con chuc ba'c suc khoe !! (ah sao bac di
nhieu noi tre^n the^' gioi the _ Ba'c la`m
gi ?? ).
Cam on Bac' rat nhieu vi helpful topic na`y
!!! |
|
Logged |
|
|
|
VoTaHan
Special-Guest
VIM_Senior
Gender:
Posts: 160
Profile |
WWW | |
IM |
Chào bạn lenenwa
Tôi không dùng mediator để đàn nên không thể
cố vấn cho bạn về điều này được, hy vọng có
những bạn khác trong VIM có thể cho ư kiến
nhé .
Tập theo lối cổ điển có một cái lợi là sau
này khi có một căn bản vững chắc rồi th́
chuyển sang đàn nhiều thể loại khác đều sẽ
tương đối dễ dàng . Muốn học flamenco ,
modern , độc tấu, đệm đàn đều được cả, trong
khi đó nếu chỉ dùng mediator th́ sẽ bị hạn
chế hơn
Những bài tập đệm trên web này đều có thể
đàn bằng mediator. Tuy nhiên nếu gặp những
nhóm 2 nốt cách xa mà phải đàn cùng lúc (một
nốt ở dây 2 và nốt bass ở dây 5 chẳng hạn)
th́ bạn có thể đàn nốt bass mà bỏ nốt kia
cho dễ .
Khi có dịp th́ tôi sẽ post tiếp lên web này
những mẫu đệm đàn theo lối dân ca Mỹ, mà có
bạn gọi là đệm đàn theo phong cách ... cao
bồi!
Thân mến
Vơ Tá Hân
|
|
Logged |
|
|
|
VoTaHan
Special-Guest
VIM_Senior
Gender:
Posts: 160
Profile |
WWW | |
IM |
Đệm nhạc dân ca Mỹ theo phong
cách TRAVIS
Trong những phần trước, chúng ta đă bàn về
các cách đệm những bài nhạc Việt phổ thông.
Chương này sẽ giới thiệu một lối đệm guitar
rất phổ thông, dùng trong các loại nhạc dân
ca (folk), nhạc đồng quê (country) - hay có
người c̣n gọi là nhạc "cao bồi" - và blues
của Mỹ.
Lối đệm này thường được gọi là "Travis",
theo tên của Merle Travis, là một trong
những cách đệm phổ thông nhất và đă ảnh
hưởng lớn đến các tay chơi đàn nổi tiếng của
Mỹ như Chet Atkins.
Lối đệm này tương đối được đàn khá nhanh,
với các nốt bass liên tục đổi dây và vài nốt
trên theo nhịp chỏi (syncopated). Nhờ vậy
mà nó tạo nên một cảm giác thôi thúc mạnh và
một âm thanh sống động.
Nhiều người thường dùng từ "Travis" để gọi
chung tất cả những lối đệm với phần bass
liên tục đổi dây. Tuy nhiên thực sự th́ mẫu
đệm căn bản nhất của Travis là như sau:
Đếm 1 2 3 4 5 6
7 8
E-----------------------------------------
B-----0----------------------- -0----------
G--------------------0-------------------
D---------------0-- -----------------0-----
A-----------------------------------------
E-----3 -------------------3--------------
Bạn có thể xem score và nghe midi cách đệm
Travis cùng với 13 cách đệm biến thể của
Travis tại link sau đây:
http://vota.com/nhac/Frame_Nav/nav_GUITAR-dem.htm
Vơ Tá Hân
|
|
Logged |
|
|
|
bamboleo
VIM_Member
Posts: 13
I Love VIM !
Profile | |
IM |
Bác Vơ Tá Hân kinhs mến,
cảm ơn bác rất nhiều v́ đă bỏ thời gian quư
báu ra để viết bài cho chúng cháu.
Như bác đă viết:
Như Nobitar đă nhắc lại
cho các bạn là với 6 hợp âm căn bản này, các
bạn chỉ cần dùng tai ḿnh để nghe và lắp các
hợp âm sao để sao nghe cho thuận tai. Tuy
nhiên nên nhớ đừng nhảy ... lung tung từ hợp
âm này qua hợp âm khác một cách ... tự do
quá, v́ có nhiều chuyển động nghe rất chỏi
tai . Khi học về ḥa âm th́ bạn sẽ biết có
một số điều “cấm kỵ”, có dịp tôi sẽ ghi ra
những chi tiết này cho ai muốn nghiên cứu
sâu xa hơn
Cháu cũng có nhớ mang máng, là có 1 số quy
tắc, h́nh như 1 ṿng hợp âm ǵ đó, th́ khi
đệm đàn nghe sẽ êm tai hơn, nếu ḿnh đă xác
định xong Gam hay Giọng của bài hát.
Mong bác giải thích cho cháu !
Cảm ơn bác nhiều lắm a ! |
|
Logged |
|
|
|
lekhanh
VIM_Member
Posts: 1
I Love VIM !
Profile | |
IM |
Chau xin chao Bac HAN a !
Chau may hom nay doc bai viet cua Bac suot
ngay, da ngo ra duoc rat nhieu thu, vi chau
cung tu hoc dan tu nam lop 9 co , nhung ma
van dam chan tai cho vi sach vo viet kho
hieu qua,bai viet cua BAC rat hay va ro
rang, cam on Bac!
Nhan tien day chau xin co de nghi voi BAC la
BAC co the noi ro hon ve nhom dieu RUMBA
duco khong ah, trong do mot so dieu ma chau
da muon hoc tu lau la : RUMBA, CHACHACHA,
MAMBA...Va Bac cho luon may file nhac minh
hoa kem theo luon ah!!! Cam on Bac nhieu
!!!!
|
|
Logged |
|
|
|
thanhhai00785
VIM_Junior Member
Posts: 28
I Love VIM !
Profile |
E-Mail |
IM |
bac han than men
doc bai cua bac that su chau cam thay ret
de~ hieu
co le~ chau se~ yu tin hon khi can cay dan`
gui tar de danh cho moi nguoi nghe
ban chau thi` no bao thich danh nhac co dien
cho nguoi yeu no nghe moi luc buon con chau
thi` khac no moi luc vay chau chi muon hat
cho nguoi yeu cua chau thoi
nhung qua that co 1 so cho chau rat vuong
mac la` tai sao ma` ta lai co the xac dinh
duoc cac hop am nhu F#m hay c#7 ..vv. vao`
cac ban nhac
ma` dieu nay chau thay bac chua huong dan~
ro (co the do chau linh~ hoi kem)
neu xac dinh nhu cach cua ban thi` co le~
chau chi xac dinh duoc cac gam chinh ma`
thoi
bac co the noi ro~ cho chau cach huong dan~
the nao` de biet nhung gam nhu F#m hay C#7
..vv .. duoc su dung khong
chau rat cam on bac nhe
chuc bac luon manh khoe
chau hai
ban nao` co the giup do~ minh cung duoc minh
rat cam on nhieu
8) |
|
Logged |
|
|
|
thanhcong061dn
VIM_Member
Posts: 1
I Love VIM !
Profile | |
IM |
Cháu chào bác Hân ạ
Đây là lần đầu tiên cháu tham gia diễn đàn.
Cháu thấy bác hướng dẫn cách đệm đàn rất dễ
hiểu. Nhưng cháu nghĩ là cháu vẫn c̣n phải
học nhiều về kỹ thuật lắm ạ. V́ thế cháu rất
muốn đi học đàn thêm nhưng không biết phải
học ở đâu th́ phù hợp. Vậy bác có kèm lớp
học đàn nào không, cháu có thể tham gia được
chứ ạ!
cháu cám ơn bác nh́u ạ.
|
|
Logged |
|
|
|
VoTaHan
Special-Guest
VIM_Senior
Gender:
Posts: 160
Profile |
WWW | |
IM |
on 09/02/05 at 20:19:46,
thanhcong061dn wrote:
Cháu chào bác Hân ạ
Đây là lần đầu tiên cháu
tham gia diễn đàn. Cháu thấy
bác hướng dẫn cách đệm đàn
rất dễ hiểu. Nhưng cháu nghĩ
là cháu vẫn c̣n phải học
nhiều về kỹ thuật lắm ạ. V́
thế cháu rất muốn đi học đàn
thêm nhưng không biết phải
học ở đâu th́ phù hợp. Vậy
bác có kèm lớp học đàn nào
không, cháu có thể tham gia
được chứ ạ!
cháu cám ơn bác nh́u ạ.
Cám ơn bạn thanhcong đă hỏi
thăm . Nếu bạn muốn đàn cho
khá th́ đúng là nên t́m thầy
để học thêm . Nếu bạn đang
ở Sàig̣n hay Hà Nội th́ có
nhiều thầy guitar rất giỏi
để theo học . Riêng tôi th́
sống ở Singapore ... nên chỉ
có thể hướng dẫn các bạn qua
những trang web mà thôi !
Thân mến
Vơ Tá Hân |
|
|
|
Logged |
|
|
|
hfl_nz
VIM_Member
Posts: 4
I Love VIM !
Profile | |
IM |
Bac Han cho chau hoi 1 chut
voi.
Doc cai bai truoc cua bac, bay gio chau
cung co the mo gam roi. Nghe cung xuoi tai
(voi chau thoi).
Nhung bai co ban nhac, chau co the dien
gam duoc vi chau biet khi nao thi het 1
nhip, bat dau 1 nhip moi thi se bat dau 1
gam. Van de la o cho, khi nghe 1 bai hat thi
chau khong biet den tu nao thi se bat dau 1
gam moi.
VD: Mot mot lan nua roi thoi. Du mai co
hai noi (bai xa roi tinh oi)
Thi lam sao chau biet la de tu nao thi se
bat dau 1 gam?
Chau xin cam on bac. |
|
|
|