Vũ
Duy Chí
Quan Tể Tướng Vũ Duy Chí là người làng Mộ Trạch. Nguyên ông
tằng tổ nhà ông xưa làm quan đến H́nh Bộ Viên Ngoại Lang, đến lúc tuổi già về
dạy học, ở một làng ven đấy là thôn Mạc, làng Thời Cử. Ông ấy là tính người rất
sợ đỉa. Nhân một hôm, cùng năm sáu người học tṛ nhỏ, đi tắm ở ao đầu làng, lúc
đi qua một cái vườn, thấy có cái g̣ cao, liền trỏ bảo học tṛ rằng: "Khi thầy
bách tuế, đem đến đây táng, th́ đỉa không sao đến được". Kịp đến khi mất, người
nhà nhớ lời di chúc, đem táng tại g̣ ấy.
Nay xem chỗ đất ấy, đằng trước có ấn phù thủy diện, đàng sau có phượng hoàng hàm
thu, mộ để tọa ất hướng Tân, các nhà phong thủy bảo là đất thiên táng, tất con
cháu phát đến Công Hầu.
Đến bà mẹ ông Chí lại là người vốn có âm đức. Khi bà c̣n ít tuổi, một hôm đi chợ
mua bán, có một người đàn bà bán lụa, khi trở về bỏ quên lại một bó lụa to, bà
bắt được cất đi. Một lát, người đàn bà chạy lại, gào khóc hỏi t́m, bà hỏi đích
thực, liền đem lụa trả cho. Người ấy xin để tạ bà hai tấm lụa, bà cười bảo rằng:
"Ta lấy hai tấm lụa sao bằng ta lấy cả bó lụa chẳng hơn ư, ta thương chị mất lụa
mà về, tất phải chồng con trách mắng, cho nên ta trả, há mong báo làm ǵ!!!"
Người đàn bà xin tạ thế nào bà cũng không chịu lấy; cả chợ ai cũng khen bà là
một người đức phụ.
Một hôm, bà nằm chiêm bao thấy đoá mây ngũ sắc, ôm mây mà sắc xanh sắc đỏ tan
trước, sau bà sanh được năm người con trai.
Ông Chí là người xuất thân lại điểu, lúc trước lấy văn học thờ Chúa Dương Vương,
khi tiềm đế đă được Chúa thân tín. Bấy giờ, ở Quảng Nam th́ có Chúa Nguyễn
xưng hùng, tỉnh Cao Bằng th́ có họ Mạc chiếm cứ. Ở chốn cơ lử, ông rất có công
lao, nào khi vượt bể điệu lương, nào khi lên núi đánh giặc, khi cách ngh́n dặm
bày mưu
Vua sai việc ǵ được việc nấy, ngày thêm được yêu
dùng, cho nên làm quan đến
chức Tham Chính Tể Tướng. Triều Đ́nh thường chê ông về việc lại, chuyện đến tai
Vua, Vua bèn kể hết sử nghiệp Tiêu, Tào, Pḥng, Triệu, làm bài luận giải
nghi,
để bảo các quan.
Có một năm, đến ngày mồng một tết nguyên đán,
Chúa Trịnh có chỉ sai các quan văn
vũ, lúc vào triều phục, sang phủ đường bái tạ. Ông tâu với Chúa Trịnh rằng: "Đức
Chúa Thượng, xưa nay trong đạo làm tôi, cứ lễ th́ nay các quan đến phủ, nên mặc
áo thanh cát là phải, không nên dùng triều y, sợ trái lệ cũ. " Chúa Trịnh nghe
lời tâu, bèn thôi việc ấy.
Ông thực có phong thế lá người chính thần, sau làm quan đến chức Lại Bộ Thượng
Thư, Quốc Lăo thiếu phó, th́ về hưu trí. Câu đối thêu cờ rằng:
"Nhất đại tôn thần, Tiêu tướng quốc,
"Tứ triều Nguyên Lăo Triệu Hàn Vương."
Ông thọ được bảy-mươi-lăm tuổi, khi mất được tặng phong đến chức Thái
Phó.
Con ông là Duy Hải, đỗ tiến sĩ
khoa Kỷ Hợi, cha con đồng triều, rất là vinh diệu.
Ông năm anh em đều vinh hiển cả. Anh cả là ông Tự
Khoái, khi c̣n nhỏ đă có đại
chí, đến năm mười-bảy tuổi lên chơi kinh thành, bấy giờ vương tử thứ hai là ông
Phù Hoa, được chúa Trịnh yêu lắm, nhân t́nh ai cũng suy vọng về Phù
Hoa, mà ông
Hoàng Tổ Dương Vương th́ phải chúa Trịnh ghét bỏ. Mổi buổi chiều, ông đến
xem,
thấy ông Phù Hoa cách ăn nói cử chỉ tầm thường, không phải là người thành lập
được. Kịp trong thấy ông Dương Vương, ông lấy làm lạ, biết có thánh
tài, liền
xin vào làm môn hạ, nên về sau chúa Dương Vương nghĩ ông là một người công thần
từ khi tiềm để, rất là yêu trọng. Ông làm quan đến chức Tả Thị Lang, Trung Quận
Công.
Anh thứ hai là ông Bạt Hoa, đổ Hoàng Giáp khoa Giáp
Th́n làm quan đến chức Thị
Lang. Ông Duy Chí làm quan đến Tể Tướng ông Phương Trượng làm quan đến Thượng
Thư, đều được phong tước Quận Công. Con thứ năm là ông Cầu Hối, đỗ tiến sĩ khoa
Ất Hợi, làm quan đến Tham Chính.
Ông Tự Khoái trẻ đă gặp Vua, làm quan đến lúc tuổi ngoài sáu mươi; ông Duy
Chí,
ông Phương Trượng đều công thành danh toại. Đến như ông Bạt
Hoa, ông Cầu Hối,
tuy là quan to, nhưng đều không thọ, bây giờ anh em mới nghiệm là điềm mây ngũ
sắc, xanh đỏ tan trước vậy.
CỔ KIM ĐẠT SỬ
(Trích "Nam Phong" số 189 Octobre 1933 - Sở Cuồng Tập)
|