Vũ Tụ
- Vũ Thiều - Vũ Cấn
VŨ-TỤ _ Người làng Hoạnh-Trạch, Huyện Đường
An, Phủ Thượng Hồng, tỉnh
Hải Dương. Nam 28 tuổi đổ nhị-giáp, khoa
Quí-Sửu (1493). Làm quan đến H́nh-bộ tả
Thị-Lang. (Đăng -khoa lục, quyển I, tờ 42-a) Đăng -khoa bị khảo (quyển
Hải Dương, tờ 13-b) là Hữu Thị Lang và có một đoạn rằng:
"Lúc làm quan, không nhận
của lo lót, có tiếng là thanh liêm tiết tháo; vua rất khen, đặc ân cho hai chữ
"Liêm tiết" đan vào vạt áo khi vào chầu: người bây giờ khen là vinh hiển."
VŨ-THIÊU._Người xă Ngọc-Cục,
Huyền Đường An, Phủ Thượng Hồng, Tỉnh Hải Dương. Đổ đồng tiến sĩ khoa
Quí Sửu(1493). Làm quan đến Giám Sát Ngự Sử. (Đăng Khoa Lục,
Q.1, tờ 43-b; Đăng khoa
bị khảo,Q. Hải Dương, tờ 14-a.)
VŨ CẤN._Người làng Mộ Trạch,
Huyện Đường An, Phủ Thượng Hồng, Tỉnh Hải Dương. Năm 28 tuổi, đỗ nhị giáp khao
nhâm tuất 1502. Phụng mệnh đi sứ, làm quan đến Lễ Bộ Thượng Thư, coi viện Hàn
Lâm, vào hầu Ṭa Kinh Diên, tước Lễ Độ Bá. Hiệu là Tùng Hiên, có tập thơ "Tùng
Hiên thi tập", tập văn "Tùng Hiên văn tập" và "Tứ lục bị lăm".
Sau theo nhà Mạc. Là con
VŨ
QUỲNH, đỗ nhị giáp tiến sĩ năm 1478. Cha con đều chính bản. (Đăng khoa lục bị
khảo, quyển Hải Dương, tờ 14-b) Đăng Khoa Lục (Quyển I, tờ 51-b) chép: Vũ Cán
làm quan đến Thượng Thư, tước Lễ Độ Hầu.
Trích trong quyển "Kho vàng Sầm
Sơn". Phổ Thông bán nguyệt san số 70, trang 211.
Bên này th́ Phúc Khanh An cũng muốn tránh việc binh lửa sai đưa quân thư sang
An Nam, nói việc lợi hại và muốn khuyên Quang Trung dâng biễu tạ tội cho yên
hẳng sự can qua. Nhận được thư, Vua Tây Sơn phái ngay người đem vàng bạc sang
đút lót cho Khang An và sai cháu là Quang Hiển cùng quan là Vơ Huy Tấn tăi đồ
cống phẩm sang Yên Kinh, vào chầu hiến Vua Càn Long để xin thụ phong.
Phúc Khang An được ăn lễ, bèn mượn tay trong là Ḥa Thân giúp đỡ. Ḥa Thân cũng
là người Măn, trước kia cũng coi việc phiên viễn với Khang An trong dinh Hoàng
Kỳ, rất có thế lực. Nguyễn Quang Hiển, sang Yên Kinh, trước hết vào hầu Ḥa
Thân, dâng vàng bạc châu báu và tŕnh thơ của Nguyễn Huệ cầu khẩn giúp đỡ. Bởi
thế, mặt ngoài nhờ Khang An, mặt trong th́ có Ḥa Thân, dùng lời tâu khéo, điều
ǵ cũng hợp ư Vua, nên Càng Long sai sứ sang phong cho Huệ làm Annam Quốc Vương
vào chầu.
Cách đó mấy tháng sau, thiên hạ thấy một đoàn xa mă vào Yên Kinh: bốn quan văn
vơ Ngô Văn Sở, Đặng Văn Chân, Phan Huy Ích và Vơ Huy Tấn pḥ Vua Annam vào chầu
Thanh Hoàng Đế. Ngoài những phẩm vật đem cống hiến như sừng tê, ngà voi, bạc
vàng, châu báu, v...v...c̣n có một đôi tượng đực. Trong khi hành tŕnh Vua tôi
Annam nhiều phen nghỉ trong quán dịch, những cung trạm ở dọc đường, phải phục
dịch cung đốn rất là vất vả. Khi tới địa phận Quảng Tây, quan Tổng Đốc Lưỡng
Quảng Phúc Khang An và quan Tuần Phủ Quảng Tây là Tôn Vĩnh Thanh phải thân hành
đưa Quốc Vương vào chầu.
Ṛng ră mấy tháng trời, đoàn xa mă tới Yên Kinh, Vua Càn Long cho vời Annam
Quốc
Vương và các quan theo hầu vào Nhiệt Hà, lại cho quốc vương lên tận bệ rồng làm
lễ "bào tất" (ôm gối) như t́nh cha con vậy. Xong, Thanh Hoàng Đế ban cho quốc
vương được vào điện ăn yến với các thân vương. Đến lúc giă từ về nước, Vua Tàu
lại sai thợ khéo vẽ một bức tranh Truyền Thần Quốc Vương rồi ban cho ân lễ thực
là tối hậu.
Quốc Vương Annam từ đấy được Vua nhà Thanh yêu mến, hóa không ai nghĩ đến chinh
phạt nhà Tây Sơn nữa. Măi sau nầy, cách đó hơn nửa năm, các quan theo hầu Ḥang
Thượng ta và thần mới biết được rơ có đoàn cống tiến Annam sang
Tàu, nhưng Quang
Trung không sang, sai người Phạm Công Trị, dung mạo giống ḿnh, trá h́nh làm
quốc vương, sang chầu Thanh Hoàng Đế...
Trích "TRI TÂN TẠP CHÍ", số 129 và 131, ngày 10 Fevriér và 24 Fevriér 1944
|