5

Hợp âm 7 và sus 4

 

 


Tôi xin viết tiếp về 2 loại hợp âm cho bàn tay trái để các bạn có thêm vài “bửu bối” nữa, trước khi chuyển qua mục kỹ thuật cho bàn tay mặt.

A. Hợp âm 7 :  

Trong những bài trước các bạn đă biết dùng luật 1-4-5 t́m 6 hợp âm căn bản để đệm các bài nhạc Việt phổ thông.  Với một bài nhạc ở cung (chủ âm) Do trưởng (C) th́ 6 hợp âm này là C, F, G , Am, Dm, E .  Đây là những hợp âm được tạo bởi 3 nốt ở bậc 1,3,5 ( hợp âm C gồm có Do, Mi, Sol,  hợp âm F có Fa, La, Do v.v…) .Nay nếu thêm 1 nốt ở bậc 7 th́ ta sẽ có 1 hợp âm tạo bởi 4 nốt, thí dụ G7 gồm Sol, Si, Re, Fa .  

Tính chất của hợp âm 7 này ra sao và khi nào th́ ta nên mang ra dùng trong bài nhạc?   Nghe một hợp âm 7, ta sẽ có cảm giác không thuận tai, dường như có một cái ǵ không ổn, cần phải “giải quyết” bằng cách ngay sau đó trở về chủ âm th́ mới êm tai.  

Để đệm các bản nhạc Việt th́ các bạn chỉ cần dùng hợp âm 7 tạo ở bậc 5 của âm giai.  Thí dụ trong bộ 6 hợp âm dùng để đệm các bài nhạc cung Do trưởng (hay La thứ), th́ chỉ có 2 hợp âm có thể chuyển qua hợp âm 7 là Sol7 ( hợp âm tạo ở bậc 5 của âm giai Do trưởng) và E7 (hợp âm tạo ở bậc 5 của âm giai La thứ).

Như thế th́ trong túi bửu bối để đệm nhạc của bạn trước đây có 6 hợp âm, nay sẽ có 8 hợp âm.  Với một bài nhạc cung Do trưởng (hay La thứ) nay sẽ có C, F, G, G7 và Am, Dm, E, E7.  

Nói chung với hợp âm 7, tạm thời bạn chỉ cần nhớ 3 điểm sau đây:

1.      Chỉ dùng hợp âm 7 cho những hợp âm ở bậc 5
2.      Sau khi dùng hợp âm 7 (ở bậc 5) th́ chuyển về chủ âm.  Thí dụ trong 1 bài nhạc ở cung C, sau khi dùng G7 th́ chuyển về C  ( hoặc sau E7 th́ về Am) và thường dùng cặp hợp âm này ( G7 – C  hoặc E7 – Am) ở cuối đoạn nhạc hay cuối bài
3.      Khi tạo hợp âm 7, nên nhớ là nốt ở bậc 7 này phải cách chủ âm 1 cung . Thí dụ: C7 gồm Do-Mi-Sol-Sib >>> chứ không phải Si v́ Si cách Do chỉ có nửa cung .

Ghi chú: Sau này khi đi vào thể nhạc blues th́ các bạn sẽ thấy rằng tất cả các hợp âm căn bản đều được chuyển thành hợp âm 7 (chứ không chỉ hạn chế ở những hợp âm bậc 5 như đă nói trên).  Hợp âm 7 là loại hợp âm rất thông dụng trong những thể nhạc trẻ hiện đại và có rất nhiều loại như Major 7th, Minor 7th, Minor/major 7th, Major 7th flat 5th, Major 7th sharp 5th, 7th flat 5th,7th sharp 5th, Minor 7th flat 5th, Diminished 7th v.v... mà chúng ta tạm thời chưa cần bàn đến  


B. Hợp âm sus4:

Hôm trước có bạn hỏi về sus4 nên nhân tiện tôi sẽ mang ra bàn ở đây luôn.  Chữ  “sus” là chữ viết tắt của “suspension” nghĩa là “treo lơ lửng”.  Lấy một hợp âm 3 nốt gồm các nốt ở bậc 1-3-5 , rồi thay v́ dùng nốt ở bậc 3 mà chuyển thành nốt ở bậc 4 th́ có hợp âm sus4.  Thí dụ C (Do-Mi-Sol) th́ Csus4 là Do-Fa-Sol.

Thông thường sau khi đàn 1 hợp âm sus4 th́ ngay sau đó bạn cần về lại với hợp âm gốc.  Chẳng hạn như ở cuối 1 bài nhạc cung Do trưởng, bạn có thể đàn Csus4 rồi mới kết thúc bằng chủ âm C.

Ngoài ra khi đệm nhạc Việt, bạn cũng có thể dùng sus4 ở bậc 5, để thay thế cho hợp âm bậc 5 ở cuối một phần của đoạn nhạc.   Ở đây sus4 sẽ tạo một cảm giác lơ lửng, chờ đợi trong trí người nghe, trước khi bạn quay về với chủ âm ở phần sau của câu nhạc.  Muốn rơ điều này, bạn có thể t́m nghe bài “Hẹn Ḥ” của Phạm Duy mà tôi đă chuyển soạn cho guitar (trong website http://hanvota.com/nhac ).  Bài này tôi soạn ở cung Am, và đă dùng Esus4 ở cuối phần đàn chậm, trước khi chuyển sang Am ở phần sau là một biến khúc (variation) đàn nhanh hơn ...

sus4 cũng như môt số những hợp âm ... “hoa lá” khác được dùng để trang điểm thêm cho phần ḥa âm của một bài nhạc phong phú hơn.  Trước mắt, khi mới tập đệm nhạc Việt th́ nếu không dùng những hợp âm này cũng chẳng sao cả.  Sau này khi đệm khá hơn rồi th́ chúng ta sẽ bàn thêm về những hợp âm này